Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.7 Đánh giá chung về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
4.7.1 Những kết quả đạt được
4.7.1.1 Đối với hoạt động thực thi chính sách chiến lược của Trung ương.
Trên cơ sở các chính sách được ban hành UBND Tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan chuyên môn, tham mưu nghiên cứu ban hành các chính sách phù hợp với đặc thù của tỉnh.
4.7.1.2 Đối với công tác xây dựng và ban hành chính sách chiến lược nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Trong giai đoạn 2016 đến 2021 tỉnh Thanh Hoá đã ban hành gần 60 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng và tạo lập môi trường nâng cao NLQL cho giám đốc DNNVV. Trong đó có 4 kế hoạch về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan QLNN, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân về vai trò của nâng cao năng lực doanh nhân, giám đốc DNNVV. Gần 50 quyết định, kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến ĐT- BD và tạo lập môi trường cho nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời, đúng đối tượng, đúng phạm vi và có tính chất định hướng rất tốt cho các hoạt động NCNLQL của giám đốc DNNVV.
4.7.1.3 Đối với cơng tác thực thi chính sách chiến lược nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Hoạt động tuyên truyền đã được thực hiện thường xuyên, đồng bộ trên nhiều kênh truyền thông khác nhau như kênh văn bản hành chính, đài phát thanh truyền hình và Báo Thanh Hố góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của nâng cao NLQL cho đội ngũ doanh nhân nói chung và giám đốc DNNVV nói riêng.
Hoạt động đào tạo bồi dưỡng được tiến hành trên quy mơ tồn tỉnh, nội dung chương trình đào tạo được chú trọng về chất lượng và hình thức; thu hút được đơng đảo doanh nhân tham gia góp phần nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Tần suất tổ chức các chương trình bồi dưỡng NLQL giám đốc DNNVV được đánh giá tương đối phù hợp linh hoạt, tài liệu học tập được cung cấp đầu đủ, kinh phí hỗ trợ học tập thoả đáng đã giúp giám đốc yên tâm nâng cao NLQL.
Hoạt động tạo lập môi trường nâng cao NLQL được đặc biệt quan tâm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quy định, chính sách tinh giảm thu tục hành chính, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giám đốc tiếp cận các chương trình bồi dưỡng đạt kết quả cao.
4.7.1.4 Đối với công tác đánh giá và điều chỉnh chính sách chiến lược nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Để đảm bảo cho hoạt động năm sau tốt hơn năm trước, hoạt động đánh giá và điều chỉnh chính sách đã được quan tâm thực hiện thường xuyên nhằm ra soát những điểm bất cập, chưa phù hợp để điều chỉnh phù hợp với xu hướng và nhu cầu thực tiễn cũng như điều kiện thực tế tại Thanh Hoá.
4.7.1.5 Kết quả nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố.
Về mặt QLNN, tất cả các chính sách chiến lược, chương trình hành động đều đảm bảo tính hiệu quả hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Số lượng DNNVV thành lập mới tăng qua các năm, tỷ lệ phá sản đóng cửa giảm, tỷ lệ DN kinh doanh có hiệu quả có dấu hiệu phục hồi. Số lượng giám đốc được ĐT-DB đạt mục tiêu đề ra,
công tác quản lý thực thi được tăng cường và phát huy hiệu quả. Hoạt động giám sát và điều chỉnh được quan tâm và đã đưa ra được những cải tiến mới.
Về mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV cho thấy nhiều chỉ tiêu về kiến thức, kỹ năng có mức độ đáp ứng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016) và Nguyễn Thị Loan (2018). Cụ thể kỹ năng quản trị tài chính, chiến lược, bán hàng, tác nghiệp, kỹ năng tự học hỏi, kỹ năng quản trị nhóm, kỹ năng quản trị sự thay đổi trước kia chưa đáp ứng hoặc đáp ứng ở mức cơ bản hoặc chưa đáp ứng thì hiện tại những NLQL này đáp ứng ở mức tương đối tốt. Đặc biệt, có những kỹ năng được mới hồn tồn như kỹ năng quản trị tinh gọn, kỹ năng đổi mới sáng tạo, kỹ năng chuyển đổi số đã được giám đốc quan tâm và dần nâng cao năng lực. Kỹ năng ra quyết định quản lý, kỹ năng dự báo nhu cầu thị trường, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng quản trị sự thay đổi, kỹ năng quản trị đối tượng hữu quan có mức độ đáp ứng tốt nếu được bồi dưỡng sẽ đáp ứng ở mức vượt trội.
4.7.2Những hạn chế
Mặc dù có những thành cơng trong nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố thời gian qua, tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, cụ thể:
Đơi lúc cịn lúng túng trong việc thực thi chính sách của trung ương, nhân lực và ngân sách dành cho hoạt động nâng cao NLQL chưa nhiều. Cụ thể, nhiều địa phương chưa thực hiện đúng quy hoạch kế hoạch đào tạo; tình trạng chậm tiến độ vẫn diễn ra ở các huyện miền núi.
Chính sách chiến lược được xây dựng và ban hành nhưng chưa thực sự đầy đủ, các văn bản quy phạm pháp luật quy chưa quy định chi tiết hình thức, trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức. Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng vai trò trách nhiệm trong nâng cao NLQL dẫn đến hoạt động triển khai còn chưa đạt kế hoạch chưa đúng đối tượng cần được đào tạo.
Trong thực thi chính sách chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực thực thi còn thiếu và chưa thực sự mạnh; Chương trình đào tạo tập trung quá nhiều vào kiến thức lý thuyết, hoạt động thực hành chưa được triển khai đúng quy định; thiếu vắng hoạt động đào tạo tại DN; thiếu hoạt động đào tạo theo hình thức huấn luyện (coaching) và cố vấn (mentoring).
Chất lượng tài liệu chưa tốt, chưa thực sự cập nhật các vấn đề mới như chuyển đổi số, kinh tế số, đổi mới sáng tạo vào trong chương trình bồi dưỡng trong giai đoạn vừa qua.
Thời gian và tần suất tổ chức các khóa đào tạo chưa thực sự hợp lý, chưa có hoạt động đánh giá phân loại nhu cầu của người học ngay đầu khố để có cơ sở triển khai phù hợp với từng nhóm đối tượng. Sau chương trình đào tạo cũng chưa có những
nghiên cứu đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo trên quy mô tổng thể để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Nhiều khố học có số lượng học viên q đơng và thiếu thời lượng cho hoạt động thực tế; chưa có các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên đề, vấn đề, tình huống thực tế tại DN cần trao đổi.
4.7.3Nguyên nhân của những hạn chế
Qua phân tích thực tế nhận thấy một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, do thời gian qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây cản trở
cho quá trình triển khái chính sách chiến lược nâng cao NLQL của giám đốc NDNVV, bản thân giám đốc cũng gặp khó khăn trong điều hành dẫn đế khó tập trung cho học tập bồi dưỡng.
Thứ hai, nhiều cán bộ QLNN phải kiêm nhiệm thêm hoạt động nâng cao NLQL
của giám đốc nên lực lượng mỏng, thời gian eo hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thứ ba, nhận thức về vai trò quan trọng của NLQL và các hoạt động nâng cao
NLQL của giám đốc DNNVV chưa đồng bộ dẫn đến còn những hạn chế trong tiếp cận và triển khai chính sách, hạn chế trong sự tự chủ xây dựng lộ trình đào tạo.
Thứ tư, chưa có hoạt động khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng một
cách đồng bộ, khoa học từ đó chưa có sự phân nhóm, phân loại và lựa chọn hình thức, nội dung đào tạo, hỗ trợ phù hợp.
Thứ năm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp liên quan đến bồi dưỡng năng lực
doanh nhân chưa đa dạng, chỉ tập trung ở 1-2 trường đại học lớn, thiếu các trung tâm đào tạo uy tín.
Thứ sáu, tài liệu dữ liệu và cơ sở hạ tầng hỗ trợ học tập nghiên cứu còn hạn chế,
chưa được quan tâm; chưa có nguồn tài liệu mới cập nhật thường xuyên và số hoá phục vụ nhu cầu tự đào tạo nâng cao NLQL của giám đốc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Chương 4 được tiến hành theo cả phương pháp định lượng và định tính để đánh giá tổng quát thực trạng DNNVV, giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố; nghiên cứu đã phân tích chi tiết các hoạt động NCNLQL gồm thực thi chính sách trung ương, xây dựng và ban hành; thực hiện; đánh giá và điều chính chính sách của tỉnh Thanh hố về NCNLQL dưới các nội dung trọng tâm là tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng, tạo lập môi trường thuận lợi cho NCNLQL của giám đốc DNNVV. Từ những phân tích trên NCS tiến hành đánh giá kết quả NCNLQL của giám đốc trên 2 phương diện: (1) Kết quả QLNN về nâng cao NLQL thơng qua 4 tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững; (2) Kết quả thực tế về NCNLQL thông qua đo lường 6 năng lực thành phần gồm kiến thức quản lý, năng lực tự quản lý, năng lực quản lý đội ngũ, năng lực điều hành doanh nghiệp, năng lực ĐMST và phẩm chất & đạo đức doanh nhân. Kết quả các chỉ tiêu đo lường về QLNN được đánh giá tương đối cao và đồng đều, trong khi đó về NLQL của giám đốc có 2 nhóm cịn chưa thực sự đáp ứng là kiến thức quản lý và năng lực ĐMST, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng năng lực.
Yếu tố tác động đến NCLNQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh cũng được phân tích với 4 nhóm gồm Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá, Hệ thống giáo dục nghề nghiệp về quản lý kinh doanh, Năng lực cán bộ quản lý, Các yếu tố thuộc về giám đốc DNNVV. Kết quả chỉ ra rằng nhóm yếu tố thuộc về năng lực cán bộ quản lý và các yếu tố thuộc về giám đốc DNNVV có tác động mạnh nhất đến NCNLQL của giám đốc GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Đây là những căn cứ khao học tin cậy để tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp NCNLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
Chương 5.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2025
TẦM NHÌN 2030