Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Căn cứ yêu cầu về mục tiêu và kết quả được khảo sát bước đầu các nghiên cứu trước cũng như tổng hợp thông tin tổng quan về nghiên cứu NCNLQL, tác giả cho rằng nghiên cứu cần phải được tiến hành vừa mang tính hàn lâm (kiểm định quan hệ và xây dựng thang đo), vừa mang tính thực tiễn (đo lường sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV) vì vậy nghiên
cứu sẽ tiếp cận bằng cả phương pháp định tính và định lượng (phương pháp hỗn hợp - mixed method) là phù hợp nhất để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
3.2.1 Cơ sở lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu
3.2.1.1 Phương pháp tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
- NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính qua thu thập dữ liệu thứ cấp hay còn gọi là nghiên cứu tại bàn (Desk research method) để tổng hợp, thu thập các dữ liệu là các công bố nghiên cứu dạng bài báo, luận án, chương sách thuộc lĩnh vực nghiên cứu về năng lực của giám đốc, NLQL, NCNLQL, các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao NLQL của GĐDNNVV từ hệ thống dữ liệu của Elsever, Scopus, ProQuest, SpringerLink, IEEE, Researchgate, Google scholar có thời gian cơng bố các nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay, một số nghiên cứu lý thuyết gốc có thời gian từ cơng bố từ trước năm 2000.
- Từ khố sử dụng tìm kiếm tài liệu nghiên cứu gồm Director’s competency, managerial competencies, Managerial skills, improving/developing management competency; business performance; factors affecting managerial competency development, SME performance và các từ khoá liên quan khác. Các nghiên cứu được chọn đưa vào phân tích theo các tiêu chí được định trước như thời gian, độ tin cậy, bối cảnh, kết quả nghiên cứu.
- Hơn 100 tài liệu được thu thập và chọn lọc từ hệ thống dữ liệu, sau đó được rà sốt tóm tắt (Abstract) và kết quả nghiên cứu (Finding) tác giả chọn được gần 60 cơng trình có liên quan và phân loại làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 gồm các nghiên cứu liên quan đến khung NLQL của giám đốc DNNVV từ 2010 đến nay; Nhóm 2 gồm các nghiên cứu về NCNLQL, lãnh đạo, kỹ năng quản trị; Nhóm 3 gồm nghiên cứu về mối liên hệ giữa NLQL, nâng cao NLQL và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, định hướng phát triển NLQL đáp ứng nhu cầu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và xu hướng hội nhập quốc tế; nhóm 4 gồm nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến pháp NCNLQL của giám đốc DNNVV.
- Tất cả nghiên cứu này được tổng kết lý thuyết để làm rõ nội hàm các khái niệm nghiên cứu, thang đo, phương pháp thực hiện và phạm vi tác động để từ đó nhận dạng các khoảng trống lý thuyết hoặc đặc trưng bối cảnh chưa được đề cập.
3.2.1.2 Phương pháp tổng quan các nghiên cứu trong nước
- NCS tìm kiếm và thu thập các bài báo khoa học, bài hội thảo, luận án tiến sĩ từ các nguồn như (1) Cơ sở dữ liệu công bố khoa học & công nghệ Việt Nam, Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ khoa học công nghệ Việt Nam (http://db.vista.gov.vn), (2) Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội (3) Website của một số viện, cơ quan nghiên cứu về DNNVV năng lực giám đốc DNNVV, các luật, văn bản dưới luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch về NCNLQL của giám đốc DNNVV ở Việt Nam và Thanh Hoá.
- Việc tìm kiếm dựa trên các từ khóa (Anh ngữ & Việt ngữ) của các khái niệm trọng tâm về NLQL của giám đốc DNNVV, năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV, nâng cao NLQL của giám đốc, yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV và dùng các tiêu chí cụ thể để chọn đưa vào phân tích. Tất cả dữ liệu thu được đều được phân loại dựa trên các tiêu chí ban đầu đã xây dựng phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
3.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bối cảnh về NLQL của giám đốc DNNVV và hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV.
Để lựa chọn và xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp tác giả kết hợp phân tích lý thuyết và thực tiễn bối cảnh về NLQL của giám đốc DNNVV và NCNLQL của GĐDNNVV tại Việt Nam nói chung và tại Thanh Hóa nói riêng. Những kết quả phân tích thực trạng được xem xét trên (1) Vai trò, đặc điểm giám đốc DNNVV; (2) Thực trạng NLQL của giám đốc DNNVV; (3) Thực trạng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn; (5) Xu hướng và yêu cầu nâng cao NLQL trong giai đoạn hiện nay. Các số liệu được được thu thập từ các website của các tổ chức liên quan như Tổng cục thống kê, Cục thống kê, VCCI, Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh Thanh hoá, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá, Hội DN tỉnh Thanh Hoá, Hội doanh nhân trẻ Tỉnh Thanh Hoá, các báo cáo từ hội nghị, hội thảo, đề án phát triển doanh nhân và NNL trình độ cao, từ đó phân tích thực trạng NLQL cũng như các chính sách liên quan đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Đặc biệt thu thập số liệu về số lượng quy mơ, loại hình DNNVV, số lượng giới tính và trình độ của giám đốc DNNVV từ đó làm căn cứ thực hiện các bước chọn mẫu nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2.1 Khung phỏng vấn định tính
NCS sử dụng khung phỏng vấn phi cấu trúc với một loại câu hỏi mở về NLQL, hoạt động nâng cao NLQL, QLNN về nâng cao NLQL, các chỉ tiêu đo lường NCNLQL của giám đốc DNNVV để xây dựng thang đo, bảng khảo sát và khung lý thuyết của nghiên cứu.
Từ kết quả phỏng vấn phi cấu trúc, tác giả xây dựng phương án phỏng vấn bán cấu trúc với các nhóm thơng tin về thang đo NLQL, NCNLQL, yếu tố ảnh hưởng NCNLQL để phỏng vấn giám đốc, chuyên gia về mức độ cần thiết của các năng lực đó cũng như phân chia các năng lực đó vào các nhóm kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức trước khi tiến hành khảo sát thử nghiệm (pre-test).
Trong quá trình nghiên cứu về nâng cao NLQL và giải pháp NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh, NCS tiếp tục tham vấn ý kiến chuyên gia để củng cố luận cứ và hoàn thiện nghiên cứu.
3.2.2.2 Mẫu nghiên cứu định tính
hai thời điểm khác nhau.
Mẫu 1: có mục đích khám phá, xây dựng khung nghiên cứu, thang đo và bảng
hỏi khảo sát. Mẫu được chọn thuận tiện (phi xác suất) với cỡ mẫu dự kiến như gồm các chuyên gia, nhà quản trị, cơ quan hữu quan hỗ trợ DNNVV do tác giả quen biết hoặc được giới thiệu phù hợp với nghiên cứu này, cụ thể: Giám đốc DNNVV, lãnh đạo cơ quan QLNN (sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công Thương), lãnh đạo tổ chức hỗ trợ DN (VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hoá), các nhà khoa học thuộc lĩnh vực QTDN và quản trị nhân lực (giảng viên các trường đại học Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hồng Đức có số năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị trung bình là 10 năm). Tất cả thơng tin cá nhân đều được bảo mật, dữ liệu thu được qua phỏng vấn được cung cấp tự nguyện từ người tham gia theo đúng chuẩn mực đạo đức nghiên cứu. Danh sách chuyên gia liên hệ mời phỏng vấn là 30 người, số người nhận lời mời là 21/30 người đạt 70%, đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu định tính (Creswell & Poth, 2018).
Mẫu 2: Áp dụng trong phỏng vấn nhóm về nâng cao NLQL của giám đốc,
QLNN về NCNLQL của giám đốc DNNVV. Kết quả phỏng vấn kỳ vọng làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến thức xây dựng, triển khai, đánh giá điều chỉnh chính sách chiến lược nâng cao NLQL tập trung vào các nội dung như tuyên truyền, ĐT-BD và tạo lập mơi trường NCNLQL của giám đốc DNNVV. Bên cạnh đó nghiên cứu tìm hiểu thêm nhu cầu, mong muốn của giám đốc DNNVV về chính sách hỗ trợ nâng cao NLQL trong thời gian tới để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý. Mẫu 2 gồm giám đốc các DN trong ban chấp hành hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá (21 người), Ban thường trực Hội DN tỉnh Thanh Hoá (15 người) và cán bộ quản lý Sở ngành liên quan (6 người). Kết quả 23/42 người được mời có mặt tham gia và chia làm 3 nhóm phỏng vấn về cùng 1 nội dung.
Bảng 3. 2: Danh sách chuyên gia phỏng vấn định tính
Stt Chuyên gia Mẫu phỏng vấn số 1 Mẫu phỏng vấn số 2
1 Đại diện cơ quan quản lý Sở ban ngành liên quan 5 6
2 Đại diện tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp 3 1
3 Giám đốc DNNVV 8 16
4 Nhà khoa học thuộc lĩnh vực QTDN 5 0
Tổng 21 23
3.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn và xử lý dữ liệu
- Phương pháp phỏng vấn
Được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp (face to face) áp dụng cho đợt phỏng vấn mẫu 1; Phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua Zoom, Google meeting áp dụng trong điều kiện giãn cách do Covid 19 áp dụng cho phỏng vấn mẫu 2. Phỏng vấn nhóm tập trung tại buổi họp thường kỳ tháng của các hiệp hội doanh nghiệp được áp dụng cho phỏng vấn mẫu 2. Cuộc phỏng vấn được ghi âm (Nếu được sự đồng ý của người được phỏng vấn) hoặc ghi chép để làm dữ liệu cho bước phân tích nội dung tiếp sau với sự hỗ trợ của phần mềm MaxQDA pro 2021.
- Nội dung và kết quả phỏng vấn Mẫu 1
Khung NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá: Từ khung NLQL dự kiến tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để thống nhất thành phần cấu thành NLQL, NCNLQL, yếu tố ảnh hưởng NCNLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hoá; danh mục thang đo và biến quan sát được tác giả lựa chọn xin ý kiến 2 nhóm chuyên gia (giám đốc DNNVV và các nhà khoa học) thơng qua 2 vịng phỏng vấn. Từ danh mục đề xuất gồm 52 yếu tố cấu thành NLQL của giám đốc DNNVV được chi làm 3 nhóm gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi và các đặc tính cá nhân khác. Kết quả vịng 1 có 48 biến quan sát được lựa chọn, vịng 2 có 39 biến quan sát được lựa chọn và thống nhất gồm 6 nhóm năng lực: (1) kiến thức quản lý (gồm 8 biến quan sát được mã hoá từ KTQL1-KTQL8); (2) năng lực tự quản lý (gồm 6 biến quan sát được mã hoá từ TQL1 – TQL6); (3) năng lực quản lý nhân sự (gồm 5 biến quan sát được mã hoá từ QLNS1- QLNS5); (4) năng lực điều hành doanh nghiệp (gồm 6 biến quan sát được mã hoá từ DHDN1-DHDN6); (5) năng lực đổi mới sáng tạo (gồm 6 biến quan sát được mã hoá từ DMST1-DMST5); (6) phẩm chất & đạo đức doanh nhân (gồm 9 biến quan sát được mã hoá từ PCDD1-PCDD9). (Kết quả chi tiết vui lòng xem
phụ lục 2)
Sau khi lọc bỏ, hiệu chỉnh và sắp xếp lại các nhóm NLQL, tác giả đề xuất khung NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố gồm 39 biến quan sát trong đó có 3 biến do tác giả đề xuất gồm “Kỹ năng quản trị tinh gọn”, “Có ý thức
kinh doanh bền vững”, “Kỹ năng chuyển đổi số” đây là những kỹ năng và phẩm chất
rất cần cho giám đốc trong giai đoạn phát triển hiện nay. Cụ thể đối với DNNVV hiện nay đang quản trị theo phương thức truyền thống vì vậy có rất nhiều lãng phí khơng cần thiết trong khi nguồn lực lại hạn chế, vì vậy rất cần có kiến thức và kỹ năng quản trị tinh gọn để tư duy và sắp xếp lại quy trình tác nghiệp hiệu quả hơn, đây cũng chính là tiền đề của q trình đổi mới sáng tạo và phát triển vững mạnh sau này. Tương tự trong giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng cơng nghệ lần thứ 4 địi hỏi các DN phải thích ứng, những DN thích ứng sớm sẽ tạo nên lợi thế, bên cạnh đó DNNVV là một trong những nhóm đối tượng được khuyến nghị nên tận dụng lợi ích của cơng
nghệ để chuyển đổi mơ hình kinh doanh và quy trình tác nghiệp, trong đó giám đốc DNNVV hơn ai hết phải là người tiên phong trong hoạt động này. Giám đốc DNNVV chiếm tỉ lệ cao nhất và có tính chất quyết định tư tưởng và ý thức phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, chính vì vậy muốn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thì tạo được ý thức kinh doanh bền vững cho cộng đồng giám đốc DNNVV. Từ kết quả nghiên cứu và đề xuất, tác giả hình thành khung NLQL của giám đốc DNNVV làm căn cứ đánh giá thực trạng và kết quả NCNLQL như sau:
Bảng 3. 3: NLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hoá
Mã hoá NLQL của giám đốc DNNVV Nguồn tham khảo
KTQL Kiến thức quản lý
KTQL1 Kiến thức chính trị pháp luật
Chung-Herrera và cộng sự (2003), Trần Kiều Trang (2012), Mai Thanh Lan & Tạ Huy Hùng (2014), Đỗ Anh Đức (2014), Lê Quân (2015) Tseng (2016), Aslan & Pamukcu (2017), Bharwani (2017), Masoud & Khateeb (2020).
KTQL2 Kiến thức về văn hoá xã hội KTQL3 Kiến thức kinh tế - thị trường KTQL4 Kiến thức quản trị nhân sự KTQL5 Kiến thức quản trị tài chính KTQL6 Kiến thức quản trị marketing KTQL7 Kiến thức quản trị chuỗi cung ứng KTQL8 Kiến thức quản trị tác nghiệp
TQL Năng lực tự quản lý
TLQ1 Kỹ năng tư duy
Boyatzis (2011), Ashwini và cộng sự (2013), Ngô Kim Thanh (2013), Lê Thị Phương Thảo (2016), Masoud &
Khateeb (2020). TLQ 2 Kỹ năng giao tiếp
TLQ 3 Kỹ năng quản trị thời gian TLQ 4 Kỹ năng quản trị cảm xúc TLQ 5 Kỹ năng giải quyết vấn đề TLQ 6 Kỹ năng tự học hỏi
QLNS Năng lực quản lý nhân sự
QLNS1 Kỹ năng quản trị nhóm Cameron & Quinn, (2011), Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Trần Kiều Trang
(2012), Hawi & cộng sự, (2015), Đỗ Anh Đức (2014), Lê Quân (2015), Lê
Thị Phương Thảo (2016), Bharwani (2017), Masoud & Khateeb (2020) QLNS2 Kỹ năng tạo động lực làm việc
QLNS3 Kỹ năng giải quyết xung đột QLNS4 Kỹ năng huấn luyện nhân viên QLNS5 Kỹ năng quản trị mối quan hệ hữu
quan
DHDN Năng lực điều hành doanh nghiệp
DHDN1 Kỹ năng tổng hợp thông tin quản trị
Anh Đức (2014), Hawi & cộng sự (2015), Lê Thị Phương Thảo (2016), Bharwani (2017), Manxhari et al., DHDN2 Kỹ năng hoạch định chiến lược
DHDN3 Kỹ năng dự báo nhu cầu khách hàng
(2017), Aslan & Pamuku (2017), Masoud & Khateeb, (2020), Bondarenko et al., (2021) và đề xuất của tác giả “Kỹ năng quản trị tinh
gọn”
DHDN4 Kỹ năng ra quyết định quản lý DHDN5 Kỹ năng quản trị DN tinh gọn DHDN6 Kỹ năng quản trị chất lượng
DMST Năng lực đổi mới sáng tạo
DMST1 Kỹ năng chuyển đổi số Ashwini và cộng sự (2012), Bharwani (2017), Aslan & Pamuku (2017), Shum et al., (2018), Masoud & Khateeb (2020) và đề xuất của tác giả
“Kỹ năng chuyển đổi số”
DMST2 Kỹ năng ngoại ngữ
DMST3 Kỹ năng đổi mới sáng tạo DMST4 Kỹ năng quản trị rủi ro DMST5 Kỹ năng quản trị sự thay đổi
PCDD Phẩm chất đạo đức
PCDD1 Có khả năng bao quát
Boyatzis (2011), Trần Kiều Trang (2012), Ashwini & cộng sự (2013), Bhardwaj & Punia (2013), Đỗ Anh Đức (2014), Ashwini B. và cộng sự (2013), Lê Quân (2015), Lê Thị Phương Thảo (2016), Lara (2017), Masoud & Khateeb, (2020) và đề xuất của tác giả “Có ý thức kinh
doanh bền vững”
PCDD2 Đạo đức kinh doanh
PCDD3 Có ý thức kinh doanh bền vững PCDD4 Tự tin
PCDD5 Sáng tạo, thông minh PCDD6 Linh hoạt, nhạy bén PCDD7 Sẵn sàng chịu trách nhiệm
PCDD8 Quyết đoán
PCDD9 Sẵn sàng học hỏi và tích luỹ kiến thức
(Nguồn: Tổng hợp sau thu thập ý kiến chuyên gia)
- Nội dung và kết quả phỏng vấn mẫu 2:
Mẫu 2 tập trung phỏng vấn sâu chuyên gia đưa ra nhận định về NCNLQL của giám đốc DNNVV (Phiếu phỏng vấn định tính số 3).Tác giả tập trung vào cả 3 nhóm đối tượng phỏng vấn định tính xin ý kiến chuyên gia về tiêu chí đánh giá hoạt động NCNLQL của giám đốc DNNVV, tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về NCNLQL, yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của giám đốc DNNVV. Sở dĩ hoạt động đào tạo bồi dưỡng được nghiên cứu sâu hơn vì đây là chiến lược và hoạt động chính đang được UBND tỉnh Thanh Hoá triển khai trong 3 năm trở lại đây và được kỳ vọng sẽ có tác dụng tích cực đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Kết quả đã thống nhất thang đo về hoạt động NCNLQL của giám đốc DNNVV gồm 11 biến quan sát được phân thành 4 nhóm tiêu chí, cụ thể:
Bảng 3. 4: Tiêu chí đánh giá hoạt động NCNLQL của giám đốc DNNVV