THẾ GIỚI
Nhằm nghiên cứu ứng dụng và tác động Basel II đến các quốc gia, tính đến nay, Ủy Ban Basel đã thực hiện 5 cuộc khảo sát điều tra, trong đó gần đây nhất là QIS 5 và báo cáo tiến độ thực các quy định của Basel vào tháng 4/2013 khảo sát tình hình thực hiện Basel II tại các quốc gia thành viên Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng. Cuộc khảo sát lần thứ 5 vào năm 2006 nhằm đánh giá tác động của Basel II đến hơn 350 ngân hàng thuộc 31 quốc gia. Trong cuộc khảo sát QIS 5, Ủy Ban Basel đã phân chia các ngân hàng được khảo sát thành 2 nhóm ngân hàng: Nhóm 1 và Nhóm 2; trong đó các ngân hàng thuộc nhóm 1 là những ngân hàng có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên và hoạt động đa ngành, đa quốc gia.
Theo kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng, nhận thấy các ngân hàng thuộc các quốc gia G10 chủ yếu ứng dụng các phương pháp xếp hạng nội bộ. Trong khi các ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ
20
hơn 3 tỷ USD thuộc các quốc gia khơng nằm trong nhóm các nước G10 lại chủ yếu ứng dụng phương pháp đơn giản (phương pháp chuẩn) của Basel II khi đánh giá rủi ro tín dụng.
Bảng 1.4: Kết quả khảo sát lần thứ 5 (QIS 5) của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng:
Thơng qua các cuộc khảo sát của những tổ chức có uy tín trên thế giới nhận thấy, các quốc gia hiện nay đều có xu hướng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đơn giản; còn những phương pháp phức tạp như phương pháp nâng cao chỉ được ứng dụng các ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia.
Theo báo cáo tiến độ thực hiện các quy định của tiêu chuẩn Basel vào tháng 4 năm 2013 khảo sát tình hình thực hiện Basel II tại các quốc gia thành viên Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng; bao gồm các đại diện cấp cao của các cơ quan Ngân hàng từ Bỉ, Brazil, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,.v.v… theo bảng dưới đây:
21
Bảng 1.5: Tình hình thực hiện Basel 2 tại các quốc gia thành viên Basel
Quốc gia Basel II Kế hoạch thực hiên
Argentina 3,4
(3) Các quy tắc cuối của Trụ cột 3 được công bố vào ngày 8/2/2013 và sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2013
(4) Các quy tắc cuối cùng của Trụ cột 1 về rủi ro tín dụng và Trụ cột 2 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2013
United State 4
Thực hiện song song Basel I và II - Tất cả các tổ chức bắt buộc tuân thủ Basel II được yêu cầu thực hiện các phương pháp tiên tiến về rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.Các ngân hàng đã đạt được tiến bộ đáng kể trong nỗ lực thực hiện và những tổ chức này báo cáo song song tiến độ cả Basel I và Basel II quy định tỷ lệ an toàn vốn hàng quý để giám sát. Các tổ chức Mỹ vẫn song song thực hiện các yêu cầu về vốn của Basel I.
Russia 1,4
(1) Trụ cột 2 dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2014
(4) Các quy tắc cuối cùng về phương pháp chuẩn có điều chỉnh để đánh giá rủi ro thị trường đã có hiệu lực từ ngày 1/2/2013
Australia, Belgium, Brazil, Canada, China, France, Germany, Hongkong SAR, India, Italy, Japan, Korea, Luxembourg, The
Nethelands, Saudi Arabia, Singapore, South Africa, Spain, Sweden, Switzerland, Turkey, United Kingdom, European Union
4
1: dự thảo quy định không được công bố 2: dự thảo quy định được công bố 3: quy tắc cuối cùng được công bố 4: quy tắc cuối cùng có hiệu lực
: hồn thành việc áp dụng các quy định : Các quy định trong q trình áp dụng : Khơng có tiến triển
Nguồn: Progress report on implementation of the Basel regulatory – Bank for International Settlements – page 4
Như vậy, hầu hết các ngân hàng tại các quốc gia thành viên Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng đều hoàn thành việc áp dụng các quy định của Basel II.
Bảng 1.6: Tình hình thực thi Basel II tại Châu Á
Quốc gia
Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng
Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động
SA IRBF IRBA BIA SA AMA
Trung Quốc Không ápdụng 2010 Không ápdụng Không ápdụng 2010 Không áp dụng
Hồng Kông 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 Không áp dụng
Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 1/4/2007 Không áp dụng
Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 1/4/2007 1/4/2008
Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008
Phi lip pin 1/1/2007 2010 1/1/2007 2010
Sing ga po 1/1/2008 1/1/2008
Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008
Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/200
9
Nguồn: Tsuzuri, 2010, Hiệp ước Basel I và II
Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này đều áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào đầu năm 2008, với các phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản & nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA.
Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực Châu Á như Singapore, Hồng Kông-Trung Quốc, đài Loan có một số phương pháp được đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm đầu năm 2007 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng & rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Các phương pháp nâng cao được áp dụng vào đầu năm 2008.
Ở Trung Quốc, cơ quan điều tiết đang dự kiến yêu cầu “các ngân hàng lớn có chi nhánh ở nước ngoài” thiết lập các bộ phận quản lý rủi ro vào năm 2010, trong khi tất cả các ngân hàng khác được phép tiếp tục với Basel I. Các nhà quản lý ở Trung Quốc nói rằng các ngân hàng cần xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro lớn mạnh hơn trước khi được yêu cầu thực thi tiêu chuẩn Basel II
Đối với Thái Lan, Philipines, Malaysia và Indonesia, triển khai áp dụng Basel II cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp áp dụng vào cuối năm 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia.
1.4 THỎA THUẬN BASEL III:
Hai năm sau khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng nổ, Ủy ban Basel về kiểm soát ngân hàng đã đạt thỏa thuận nhằm khép các ngân hàng vào những tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn. Sau những quyết định năm 1988 và 2007 (gọi là Basel I và Basel II), văn bản mới- có tên Thỏa thuận Basel III- là sự đúc rút những bài học từ cuộc khủng hoảng vừa qua, đồng thời là nền tảng để thiết lập trật tự tài chính thế giới mới.
1.4.1 Những điểm mới của Basel III
Ngày 12/9/2010, nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này. Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản rủi ro của ngành ngân hàng. Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn theo quy định hiện hành của Base II. Các địn bẩy mới và tỷ lệ tính thanh khoản đưa ra nhằm bổ sung
các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro và các biện pháp để đảm bảo đủ kinh phí được duy trì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Nội dung mấu chốt của Basel III là quy định các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn của các cổ đơng hoặc của chủ sở hữu. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể tự thốt khỏi khủng hoảng thay vì phải phụ thuộc vào các gói giải cứu của chính phủ và sẽ phải thận trọng hơn trong cấp phát tín dụng.
Theo quan điểm của Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mơ hình kinh doanh, điều kiện kinh tế. Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốn của cơ quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của Basel III.
Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: Tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III, đồng thời tỷ lệ Vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. 1.4.2 Lộ trình áp dụng Basel III
Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn cùng với phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước
G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngoài ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo tinh thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào năm 2019.
Hiệp ước Basel III được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thông qua vào năm 2010 với lộ trình thực hiện là 3 năm (2013-2015), nhưng phải gia hạn đến năm 2019 do suy thối tồn cầu kéo dài. Hơn nữa, Basel 3 là tiêu chí điều chỉnh tự nguyện, các ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh các qui định về ngân hàng tùy theo tình hình thực tế của mỗi nước.
Bảng 1.7: Lộ trình cụ thể của việc thực thi Hiệp ước Basel III
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4.0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5
Vốn đệm dự phòng 0,625 1.25 1,875 2,5
Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng
3,5 4 4,5 5,125 5,76 6,375 7%
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8 8 8 8 8 8 8 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8 8 8 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng
chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%
Nguồn: Basel iii Compliance Professionals Association, 2013. Basel III Accord, [online] <http://www.basel-iii-accord.com/>
Tuy nhiên hiện tại Basel 3 đang bị các ngân hàng phê phán (kể cả các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu) với lập luận cho rằng, qui định đưa ra tại Basel 3 sẽ gây tổn thương cho các ngân hàng và nền kinh tế, việc tăng vốn dự phòng đối với tài sản cầm cố và tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ gây thương tổn cho các ngân hàng nhỏ. Basel 3 cũng bị phê phán là tác động tiêu cực đến tính ổn định của hệ thống tài chính, do nó thúc đẩy các ngân hàng liều lĩnh hơn, không xử lý được nguyên nhân của khủng hoảng. Đồng thời các Ngân hàng Châu Âu cũng lo ngại về qui định thắt chặt chứng khốn hóa tiền mặt, dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2014. Do đó, Châu Âu và Mỹ đã nhiều lần trì hỗn thực thi các qui định này..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi muốn tối đa hố lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng luôn được các nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định. Hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang có xu hướng chung hướng đến việc tuân thủ Basel II - Hiệp ước của các nước thuộc G-10 thỏa thuận thống nhất về đo lường vốn và các tiêu chuẩn đủ vốn của ngân hàng được ký kết vào năm 2004, ra đời năm 2006.
Các nước trên thế giới hiện nay đều hướng đích đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn vốn của Basel II và mặc nhiên các tiêu chuẩn của Basel II được thừa nhận là sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn
Những phương pháp như phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp mơ hình nội bộ, phương pháp nâng cao đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị rủi ro hiệu quả, giúp hạn chế phần nào tổn thất trong quá trình hoạt động của hệ thống NHTM.
Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn. Mặc dù bản dự thảo đã được công bố từ năm 2010 và theo lộ trình sẽ có bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015, kể từ khi được đưa ra, Basel III đã gặp phải rất nhiều chỉ trích về sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Sau 6 năm Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa có tiền lệ nảy sinh, hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương trước các biến động của môi trường bên trong và bên ngoài. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hội nhập WTO là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, của ngân hàng nếu biết tận dụng có hiệu quả cơ hội và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tiến trình hội nhập là những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới.
2.1.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động của NHTM