Cải tiến quy trình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 88)

3.3. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam

3.3.3. Cải tiến quy trình quản trị rủi ro

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của NHTM cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn quản trị rủi ro. Các ngân hàng thành lập Ban quản trị rủi ro, trong đó, có các nhà chuyên môn về các loại rủi ro (thị trường, tín dụng, hoạt động,...) để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng.

Hệ thống QTRR sẽ tốt khi ngân hàng hiểu rõ khẩu vị rủi ro của mình. Vì thế, trong chính sách QTRR, các NHTM phải sớm đưa ra tuyên bố rõ ràng về khẩu vị rủi ro của mình. Phó tổng giám đốc Cơng ty Kiểm toán E&Y Võ Tấn Hoàng Văn cho rằng, việc xác định khẩu vị rủi ro sẽ giúp ngân hàng xây dựng được các quy định phù hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối phó với những rủi ro đang ngày càng thiên biến vạn hóa.

Mặc dù các NHTM sớm nhận biết được tầm quan trọng của việc xây dựng khẩu vị rủi ro trong hoạt động của mình, nhưng cái khó của họ là việc xây dựng khung khẩu vị rõ ràng và tích hợp vào hoạt động kinh doanh. Hiện trên thế giới có 3 phương pháp xác định khẩu vị rủi ro phổ biến: phương pháp top - down (từ trên xuống), phương pháp bottom-up (từ dưới lên) và phương pháp hybird (tích hợp của 2 phương pháp trên). Song, dù được xây dựng bằng phương pháp nào đi nữa, khẩu vị rủi ro phải tuân theo bốn nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, phải toàn diện, bao hàm tất cả các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong q trình hoạt động. Thứ hai, phải đo lường được: các tác động của từng rủi ro lên hoạt động của ngân hàng phải được mô tả cụ thể cả về hướng tác động và mức độ ảnh hưởng. Thứ ba, phù

hợp với chiến lược của ngân hàng. Một bản khẩu vị rủi ro không phải là cố định mà cần đánh giá lại hàng năm để đảm bảo phù hợp với tình hình biến động của các yếu tố bên ngồi cũng như tình hình nội tại của ngân hàng. (Võ Tấn Hồng Văn, 2012)

Hiện tại, mơ hình “3 tầng bảo vệ - three lines of Defence” được xem như là mơ hình cốt lõi đảm bảo văn hóa quản trị rủi ro được thực hiện tại Ngân hàng, bao gồm trách nhiệm của tất cả Cán bộ nhân viên Ngân hàng

 Tầng bảo vệ thứ nhất: Đơn vị kinh doanh

Vai trò của tầng này là mỗi cán bộ kinh doanh là chủ thể của Kinh doanh – Rủi ro. Cụ thể mỗi cán bộ phải chịu trách nhiệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Nhận thức, quản trị, theo dõi và kiểm soát rủi ro; Phân tầng và báo cáo ghi nhận các loại rủi ro; Xác định khẩu vị rủi ro của từng đơn vị kinh doanh; Tuân thủ các chính sách đặt ra

 Tầng bảo vệ thứ hai: Khối quản trị rủi ro

Vai trò của tầng này là hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh. Cụ thể là phải Giám sát và đảm bảo tuân thủ các hoạt động quản trị rủi ro; Tư vấn, khuyến nghị về quản trị rủi ro; Xây dựng chính sách và định hướng; Đảm bảo tuân thủ, theo dõi và kiểm tra trực tiếp; Công tác báo cáo

 Tầng bảo vệ thứ ba: Các ủy ban chuyên trách và kiểm tốn

Vai trị của tầng này là đảm bảo tuân thủ một cách độc lập. Cụ thể: Giám sát độc lập; Độc lập kiểm tra và rà soát hiệu quả của hoạt động kiểm soát; Rà soát định hướng, chính sách và q trình thực thi; Đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của Tầng thứ nhất và Tầng thứ hai

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w