NHTM VIỆT NAM
2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các Ngân hàng Việt Nam
2.2.1.1Quy định về chỉ số an toàn vốn tại Việt Nam
Quy định 297/1999/QĐ-NHNN năm 1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng đã phản ánh được các rủi ro liên quan đến hạch toán nội bảng và ngoại bảng và phù hợp với Hiệp ước Basel I. Các nội dung quy định về việc tính tốn mức vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có tối thiểu so với tổng tài sản “Có” rủi ro tại Quyết định này đã tiến khá sát so với u cầu tính tốn vốn tự có theo chuẩn mực Basel, điều này đảm bảo hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại được an toàn hơn.
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại phải được phân loại, trích dự phịng rủi ro và có biện pháp đặc biệt đối với các khoản nợ xấu. Các khoản nợ được phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng và chủ yếu dựa vào khả năng thu nợ của mỗi khoản
41
vay. Đây đồng thời cũng là cách phân loại nợ mà Hiệp ước Basel đã đưa ra. Phương pháp trích lập nêu tại Quyết định 493 đã tiến khá sát với thông lệ quốc tế, cụ thể: (i) Có trích lập dự phịng chung và dự phịng riêng; (ii) Có tính giá trị Tài sản bảo đảm và loại trừ khi tính tốn số tiền phải trích lập; (iii) Cho phép các Ngân hàng thương mại được trích lập dần trong 3 năm, phù hợp với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại.
Một quy định cũng đáng lưu ý là năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng mà hiểu một cách đơn giản, đối với một ngân hàng, đến hết năm 2010 phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy cơ quan giám sát và các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu ý thức thêm về tầm quan trọng của việc điều chỉnh hoạt động theo Hiệp ước quốc tế Basel.
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi bổ sung quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thơng tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm:
Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR);
Hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại;
Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Sau khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thơng tư số 22/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19. Bên cạnh đó, Thơng tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.
Về cơ bản, Thông tư 13 và các thông tư sửa đổi có liên quan được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong q trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam. Mặt khác, q trình thực hiện các thơng tư trên đã có sự phản hồi từ nhiều phía xuất phát từ những bất cập.
Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các TCTC. Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.
2.2.1.2 Thực trạng về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam
Xét trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tình hình thực hiện CAR của các ngân hàng Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn như sau
a/ Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN năm 1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM
Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước khơng đảm bảo được mức an tồn vốn tối thiểu. Tại thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến sự phá sản của các NHTM Nhà nước, Chính phủ đã trực tiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho 4 NHTM Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của khối này lên mức hơn 18.000 tỷ VND, chiếm 51% vốn tự có của tồn hệ thống.
Bảng 2.2.Vốn tự có và hệ số CAR của các NHTM NN thời điểm 31/12/2005 STT Ngân hàng Tổng TS có (Tỷ VNĐ) Vốn tự có (Tỷ VNĐ) CAR (%) 1 VCB 136.721 4.279 7,32 2 Vietinbank 116.373 3.405 5,35 3 BIDV 121.404 3.971 5,51 4 Agribank 179.281 6.411 4,79 5 MHB 12.676 910 8,48
Do thị phần hoạt động của 5 NHTM trên chiếm đến 70-75%; vì vậy, có thể nói sự an tồn trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, xem xét Bảng 1, chúng ta có thể thấy hầu hết các NHTM Nhà nước đều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (trừ MHB - Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long). Nếu xét trên toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể nhận thấy, trong khi các NHTM Nhà nước gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn an tồn vốn thì các NHTM Cổ phần thời điểm này lại đảm bảo được mức an tồn vốn.
Bảng 2.3 Tổng hợp vốn tự có của hệ thống NHTM đến 31/12/2005 (Tỷ VND) Các định chế tài chính Tổng nguồn vốn Vốn tự có CAR (%)
Hê thống NHTM 872.062 44.030 5,5
NHTM Nhà nước 617.786 23.581 4,1
NHTMCP đô thị 156.140 11.198 8,0
NHTMCP nông thôn 3.043 667 24,0
Ngân hàng liên doanh 13.192 1.522 12
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 81.899 7.059 9,2
Nguồn: NHNN Việt Nam
Mặc dù hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được hệ số an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an tồn của Basel II, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì chắc chắn rất ít NHTM Việt Nam giai đoạn này đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%.
b/ Giai đoạn thực hiện Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%
Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng. Nếu xem xét trên số liệu của các NHTM có quy mơ hoạt động lớn trong Bảng 2.4 có thể nhận thấy nhiều NHTM đạt được yêu cầu về hệ số an toàn vốn 8%.
Bảng 2.4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM ĐVT: %
CAR VCB CTG ARG BIDV TCB STB ACB
2005 9,57 4,36 0,41 3,36 15,72 15,40 12,10
2006 12,60 5,18 4,90 5,50 17,28 11,82 10,89
2007 9,20 11,62 7,20 6,67 14,30 11,07 16,19
2008 8,90 12,02 7,90 6,50 14,00 12,16 12,44
Nguồn: BCTC, NHNN Việt Nam
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ngày 22/11/2006), thì đến cuối năm 2010, các NHTM cổ phần phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ VND. Một số ngân hàng đã thực hiện tăng mức vốn pháp định theo qui định để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Nhưng cịn nhiều ngân hàng vẫn đang trong quá trình triển khai kế hoạch tăng vốn pháp định. Do đó, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của tồn hệ thống ngân hàng có tăng lên, nhưng vẫn chưa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vấn đề đáng lưu ý ở giai đoạn này là do tác động của chính sách kích cầu cũng như việc thực hiện nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến. Điều này dẫn đến hệ lụy tổng tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là các NHTM trong nhóm trên đều có xu hướng sụt giảm tỷ lệ an toàn vốn.
c/ Thực hiện đảm bảo an tồn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN
Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an tồn vốn là khá phức tạp. Nếu nhìn vào mức tính tốn cho tồn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%.
Bảng 2.5. Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng năm 2010 – 2011
Năm 2010 2011
Tỷ lệ an tồn vốn 11,02% 11,92%
Tuy nhiên, tình hình đảm bảo an tồn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt. Trong các NHTM NN lớn, Agribank và Vietinbank vẫn không thể đạt được quy định về mức an toàn vốn tối thiểu 9% trong năm 2010. Điều này là đáng lo ngại nếu xét trên phương diện rủi ro hệ thống.
Bảng 2.6. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010 Đơn vị: %
CAR VCB CTG ARG BIDV TCB STB ACB EAB
2010 98.02 6.09 9.32 13.11 10.32 10.4 10.84
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM.
Đối với khối NHTM cổ phần, các ngân hàng quy mơ lớn đều có xu thế đạt được yêu cầu mới của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. Trái lại, các NHTM cổ phần nhỏ thực sự gặp khó khăn trước yêu cầu tăng vốn tự có nhằm đảm bảo an tồn. Cụ thể đến thời điểm 31/6/2011, tỷ lệ CAR của các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Đông Á, Quân đội… đã đạt trên 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Trong khi đó, đến tháng 11/2011, vẫn còn 5 NHTM cổ phần vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nếu xem xét theo tinh thần Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTM cổ phần (chiếm tỷ trọng 36,59%) có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, dù giãn tiến độ đến 1 năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt được các quy định đảm bảo mức vốn pháp định.
Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩn mực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8%. Tuy nhiên, vấn đề đặc biệt đáng lưu ý là những NHTM có quy mơ lớn nhất hệ thống lại không đảm bảo mức an tồn và có thể đe dọa an toàn hệ thống. Ngoài ra, các NHTM cổ phần chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn dường như gặp nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 9%.
2.2.1.3 Đánh giá khả năng của các NHTM Việt Nam trong việc ứng dụng chuẩn mực Basel
Căn cứ theo các số liệu được cơng bố chính thức, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống NHTM đạt ở mức trên 8% (theo Quyết định 457/2005/NHNN) và trên 9% (theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN). Tuy nhiên, nếu căn cứ đúng những quy định của Ủy ban Basel về an tồn vốn tối thiểu thì sự an tồn của hệ thống NHTM về vốn cần có những đánh giá lại.
Biểu đồ 2.9. Các chỉ tiêu tài chính hệ thống NH Việt Nam giai đoạn 2008–2011
Nguồn:Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia tổng hợp.
Thứ nhất, đối với khối NHTM cổ phần, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đã
chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm NHTM cổ phần với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình vào khoảng 45%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn tự có của nhóm NHTM cổ phần lại khơng theo kịp tốc độ mở rộng tổng tài sản. Điều đó dẫn đến hiện tượng hệ số an tồn vốn của nhóm ngân hàng này có xu thế giảm, đặc biệt trong năm 2010 và 2011. Hơn thế, như khuyến nghị của Basel, trong tình huống hệ số an tồn vốn ổn định nhưng tỷ lệ địn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHTM. Đối với khối NHTM cổ phần, xu hướng hệ số địn bẩy tài chính
cao có thể nhận thấy khá rõ. Trên đà tăng như hiện nay, khả năng chống đỡ của
Biểu đồ 2.10 Các chỉ tiêu tài chính của nhómNHTM Việt Nam giai đoạn 2008- nhómNHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2011
Biểu đồ 2.11 Các chỉ tiêu tài chính của nhómNHTMCP giai doạn 2008- của nhómNHTMCP giai doạn 2008- 2011
NHTM cổ phần trước rủi ro là rất đáng lo ngại.
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.
Bên cạnh đó, danh mục tài sản có của các NHTM cổ phần trong giai đoạn 2010-2011 đang có sự thay đổi đáng chú ý: tỷ trọng tiền gửi tại các NHTM và chứng khoán đầu tư tăng lên đáng kể trong khi tỷ trọng tín dụng giảm xuống. Bên
cạnh tác động khách quan từ nền kinh tế và hạn mức tăng trưởng tín dụng 20%, việc NHNN yêu cầu các NHTM giảm tín dụng phi sản xuất xuống còn 16% vào cuối năm 2011 có thể đã hạn chế năng lực mở rộng các khoản cho vay đối với các ngân hàng này, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ vốn có tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ ở mức cao. Do thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nhiều khoản vay đến hạn không trả được nợ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng (ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ và trích lập dự phịng rủi ro, tình hình thanh khoản bị suy giảm). Tỷ lệ nợ xấu được
NHNN công bố cho toàn ngành Ngân hàng là 3,39%, tương đương với khoảng 20% mức vốn tự có. Tuy nhiên, số nợ xấu chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam do tiêu chuẩn phân loại nợ cũng như công tác phân loại nợ của các ngân hàng còn nhiều bất cập. Nếu như các ngân hàng phân loại nợ đúng theo chuẩn mực quốc tế và định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay (53% là bất động sản) thì chi phí dự phịng rủi ro sẽ tăng lên, và vốn tự có của hệ thống ngân hàng sẽ bị ăn mịn đáng kể. Phân tích trên cho thấy mặc dù hệ số CAR của nhóm NHTM cổ phần cao hơn mức quy định của NHNN nhưng không đồng nghĩa với việc khả năng chống chịu rủi ro của các ngân hàng được bảo đảm.
Thứ hai, đối với nhóm NHTM Nhà nước, những năm gần đây, các ngân
hàng này đã tiến hành IPO và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho các tổ chức nước ngoài cũng như nhận được bổ sung vốn góp từ Chính phủ nên tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản đã tăng lên tương đối. Mặc dù vậy, hệ số CAR của một số ngân hàng trong một số thời kỳ vẫn không đạt mức yêu cầu theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Đặc biệt, Agribank - ngân hàng có mức vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ đạt mức 6,09% vào năm 2010. Chỉ cần đơn giản tính chênh lệch giữa vốn tự có thực có của khối NHTM Nhà nước tại thời điểm tháng 9/2011 với vốn tự có theo quy định an tồn vốn tối thiểu tại Thơng tư 13/2010/TT-NHNN thì cần phải bổ sung một lượng vốn là 17.638,756 tỷ VND cho khối NHTM Nhà nước. Hơn thế, tỷ lệ đòn bẩy của khối