3.3. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam
3.3.2. Xâydựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống XHTDNB là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trước, trong và sau khi cấp tín dụng, là cơng cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm căn cứ để định giá theo ruỉ ro. Vì thế việc hồn thiện XHTDNB cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất; Hồn thiện mơ hình tổ chức và nhân sự. Chất lượng của XHTDNB phụ thuộc lớn vào mơ hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính NHTM. NHTM cần hồn thiện mơ hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp (corporate governance) đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích (phân tách chức năng front-middle-back). Mơ hình tổ chức phải đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vịng kiểm sốt (vịng 1: đơn vị kinh doanh; vòng 2: bộ phận kiểm sốt rủi ro và vịng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của công
tác XHTDNB. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện XHTD phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.
Thứ hai; Hồn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên: (1) các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính tốn các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này (hiện nay một số NHTM đang triển khai theo cách này) đồng thời (2) áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (địi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy việc XHTD mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro (risk based pricing) của NHTM.
Thứ ba; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ. Hệ thống XHTDNB theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác. Đây cũng là tiền đề để các NHTM đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Thứ tư; Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng. Để đảm bảo hệ thống XHTDNB không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng đòi hỏi mỗi NHTM không chỉ làm tốt cơng tác chuyển đổi mơ hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống
vận hành có hiệu quả phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm được phân cơng. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTD, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vơ tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.