3.1.1.Cơ hội
Mơi trường kinh doanh bên ngồi đang và sẽ mang lại cho SeABank nhiều cơ hội lớn.
Hội nhập quốc tế làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, SeABank có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển.
Việt Nam trong thời gian qua cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng là một cơ hội để SeABank phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tăng theo, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng nhiều hơn.
Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị- xã hội ổn định trong khu vực và trên thế giới. Điều đó tạo nên một mơi trường kinh doanh ổn định, là địa chỉ đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một cơ hội đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung và SeABank nói riêng.
Quản lý nhà nước cũng từng bước cụ thể hố với những chính sách thúc đẩy người dân tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng: thanh toán lương qua tài khoản, thanh tốn các chi phí điện, nước… qua tài khoản….
Sự thay đổi mạnh mẽ của các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp và khu vực cá nhân. Sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các doanh nghiệp, chiến lược phát triển của các doanh nghiệp cũng đang thay đổi để có thể đứng vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Khu vực cá nhân có sự thay đổi về xu hướng, động thái, thói quen và các hành vi tiêu dùng, mua sắm đầu tư của cá nhân thay đổi đáng kể, yêu cầu về dịch vụ khắt khe hơn, đòi hỏi SeABank cũng như các ngân hàng đổi mới cách thức phục vụ.
3.1.2.Thách thức
Những cơ hội mà mơi trường kinh doanh bên ngồi mang lại cho SeABank đồng thời cũng là những thách thức mà SeABank sẽ gặp phải. Đó là:
Hội nhập quốc tế với sự có mặt của nhiều ngân hàng nước ngoài như: ANZ, HSBC, Citibank… với chất lượng dịch vụ cao, có ưu thế về vốn và công nghệ sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của các ngân hàng Việt Nam nói chung và SeABank nói riêng.
Xu hướng phát triển thành các tập đồn tài chính – ngân hàng qua việc liên kết, hợp tác đầu tư của các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính mạnh trong, ngoài nước sẽ tạo ra các cuộc chạy đua về vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng.
Sự xuất hiện của các sản phẩm dịch vụ hiện đại thay thế các sản phẩm của ngân hàng.
Các ngân hàng trong nước và SeAbank nói riêng sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Rủi ro đến với các ngân hàng trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngồi nắm quyền kiểm sốt một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xố bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi.
3.1.3.Mục tiêu phát triển của SeAbank trong 5 năm (2007-2012)
Trong kế hoạch phát triển 5 năm (2007-2012) SeAbank đã đặt ra một số mục tiêu chính như sau:
Tạo lập một thương hiệu SeAbank chuyên biệt – thân thiện – đa năng Nâng cao hình ảnh và vị thế của SeAbank thông qua việc phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh
Tỷ lệ nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 dưới 0,5%
Sản phẩm đa dạng hố và có hàm lượng cơng nghệ cao, hồn thành đồng bộ các kênh phân phối công nghệ cao hỗ trợ hạ tầng cho việc chào bán và dịch vụ khách hàng trên diện rộng đối với các sản phẩm bán lẻ tiếp tục phát triển mạng lưới trên tồn quốc, đến 2012 đạt hơn 100 phịng giao dịch và chi nhánh.
Đảm bảo lợi nhuận trên cơ sở quản lý tốt rủi ro Tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô hoạt động
Đổi mới căn bản về công tác tổ chức, cán bộ và cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Đảm bảo cổ tức cho cổ đông, đồng thời tăng thu nhập cũng như phúc lợi cho người lao động.
3.2.Giải pháp tăng cường khả năng ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á.