TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2008
2.2.1 Khái quát thị trƣờng Bảo hiểm cháy Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2006 của Hiệp hội quốc tế về hỏa hoạn tại Geneve (Thụy Sỹ), hàng năm, tổn thất trực tiếp do cháy, nổ ở các nƣớc phát
triển trên thế giới chiếm khoảng 0,1-0,3% GDP. Ví dụ ở Mỹ năm 2004 thiệt hại trực tiếp do cháy, nổ chỉ là 13 tỷ USD nhƣng nếu tính cả thiệt hại gián tiếp khác thì tổng thiệt hại do cháy, nổ là 200 tỷ USD tƣơng đƣơng với 2% GDP.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2002 đến năm 2006 xẩy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ƣớc tính 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê đƣợc và trên thực tế nếu tính tốn đầy đủ thì số thiệt hại có thể cịn lớn hơn rất nhiều
Mặc dù số thiệt hại do cháy xẩy ra rất lớn nhƣng qua kết quả khảo sát tại một số địa phƣơng cho thấy số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ còn rất thấp, mới đạt khoảng 20 đến 30% số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Trong các năm 2002 - 2006, số tiền bồi thƣờng thiệt hại về bảo hiểm cháy, nổ mới đạt hơn 600 tỷ đồng và bảo hiểm cháy, nổ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, mới bù đắp khoảng 40% số thiệt hại. Từ đó dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và đảm bảo tài chính.
Bảo hiểm cháy toàn thị trƣờng năm 2003 đạt 265,7 tỷ đồng, tăng trƣởng
khoảng 15-16% so với năm 2002. Tuy nhiên, cạnh tranh trong nghiệp vụ này vẫn diễn ra quyết liệt nhƣng chủ yếu đối với nhóm dịch vụ vừa và nhỏ ít rủi ro bởi nhóm dịch vụ này khơng có sự kiểm sốt của các nhà nhận tái bảo hiểm
Năm 2004,Bảo hiểm cháy nổ: Đạt doanh thu 412 tỷ tăng 87,7% so với 2003.Trong năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp 150 triệu đồng phục vụ cho việc khảo sát, dự thảo, góp ý kiến xây dựng Nghị định CP của chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, quy tắc biểu phí Bảo hiểm
Năm 2005,Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 472 tỉ đồng, tăng 13.7% (472/415) so với năm 2004,trong đó PVI đóng góp: 57.9 tỉ đồng. Theo đánh giá chung, giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm tăng đến 1.5 lần nhƣng phí bảo hiểm tăng chƣa tƣơng xứng vì có sự cạnh tranh hạ phí bảo hiểm.
Kinh tế - xã hội nƣớc ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, khó lƣờng. Giá dầu thơ, lƣơng thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nƣớc; lạm phát gia tăng. Trƣớc tình hình trên Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kìm chế tăng giá, tiết giảm đầu tƣ và tiết kiệm. Cuối năm, khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm ảnh hƣởng tới nền kinh tế nƣớc ta, tăng trƣởng chậm lại, tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2008 là 6,23%, Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt nam trên 64 tỉ USD. Đầu tƣ toàn xã hội trên 673 ngàn tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,97%, giá rét, mƣa lũ, ngập úng, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, thị trƣờng chứng khoán, bất động sản suy giảm nghiêm trọng. Những yếu tố trên đã ảnh hƣởng lớn tới ngành bảo hiểm, khai thác bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn do lãi suất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, do lãi suất ngân hàng tăng mạnh nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hƣởng lợi từ việc đầu tƣ vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hàng bù đắp đƣợc nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm.
Bảo hiểm Phi nhân thọ đạt doanh thu 10.855 tỉ đồng tăng 31,2%, vƣợt chỉ tiêu chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 là 20,6%. Trong đó,Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt đạt doanh thu 690 tỉ
đồng, tăng 24% so với năm 2007. BH cháy nổ có số tiền bồi thƣờng 159 tỉ đồng chiếm 30,5%.Một năm hy vọng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gia tăng theo QĐ 28/2007 nhƣng không đƣợc nhƣ mong đợi. Những vƣớng mắc về phí bảo hiểm quá cao, chƣa tách đƣợc phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với bảo hiểm mọi rủi ro, việc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi kèm với điều kiện phải có giấy chứng nhận an tồn phịng cháy chữa cháy, hầu hết các cơ sở thuộc cơ quan chính quyền địa phƣơng, Trung ƣơng, bệnh viện, trƣờng học, nơi vui chơi giải trí thuộc đối tƣợng bắt buộc vẫn chƣa tham gia bảo hiểm.
Cũng do hệ lụy của cuộc khủng hoảng mà mức thu nhập thực tế của ngƣời dân thế giới nói chung, và ngƣời dân Việt Nam nói riêng, đã giảm đi cả về mặt tƣơng đối và tuyệt đối. Từ đó, đã buộc ngƣời dân phải thắt chặt chi tiêu. Hiện tƣợng này đã tác động trực tiếp đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của ngƣời dân.Từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm nói chung và PVI nói riêng.