Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 51 - 53)

R Ca ODB Tốt TB Xấu Hạt Chồi NN%NN%NN%NN%N N%

4.4.2.Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA

thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3

Cây bụi, thảm tươi ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng dưới tán rừng. Khi hạt mới nảy mầm cần được che bóng, cây bụi, thảm tươi phát triển tạo thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng, tuổi nhỏ nhưng sẽ gây trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Cây bụi, thảm tươi cạnh tranh, lấn át cây tái sinh, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt khi được gieo giống tại chỗ. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh được thể hiện ở bảng 4.13.

Kết quả bảng 4.13 cho thấy:

Ở trạng thái IIIA1, cây bụi, thảm tươi có chiều cao và độ che phủ tương đối lớn nên mật độ cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng thấp hơn so với hai trạng thái IIIA2 và IIIA3. Do rừng mới qua khai thác chọn kiệt nên cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh đã cạnh tranh không gian và dinh dưỡng của cây tái sinh. Cây bụi, thảm tươi có chiều cao bình quân từ 0,65 – 0,86m, vì vậy những cây có chiều cao từ 1,5m trở nên được xem là những cây tái sinh có triển vọng. Độ che phủ bình quân tương đối lớn và biến động từ 58 – 76%, độ che phủ càng lớn mật độ cây tái sinh triển vọng càng nhỏ. Vì vậy, cần có biện pháp phát luỗng dây leo, cây bụi và thảm tươi để thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển tốt từ đó tăng mật độ cây tái sinh triển vọng.

Ở trạng thái IIIA2, cây bụi, thảm tươi phát triển tốt, mật độ cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng lớn hơn trạng thái IIIA1. Chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi biến động từ 0,74 – 0,93m, trong đó chiều cao trung bình của cây bụi ở các OTC đều nhỏ hơn 2m, vì vậy những cây có chiều cao từ 2m trở lên được coi là cây tái sinh triển vọng.

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3

TTR OTC Loài cây chủ yếu (m) phủ(%)Độ che Nts/ha Ntv/ha

IIIA1

1

Dương xỉ, cỏ lá tre, đơn nem, ba gạc, lấu, ớt sừng, dây leo, …

0,65 58 7280 3120

2

Dương xỉ, cỏ lá tre, đơn nem, ba gạc, găng, ớt sừng, mua, …

0,79 76 7120 2800

3 Dương xỉ, mua, cỏ sp, ớt sừng, ba gạc, dong rừng,… 0,86 64 6080 2240

IIIA2

4 Dong rừng, lấu, dương xỉ, ớt sừng, cỏ sp, móc, ba gạc,… 0,74 81 8240 3520

5 Dương xỉ, ớt sừng, dương xỉ gỗ, ba gạc, cỏ sp, dong rừng, … 0,87 86 7440 3360 6 Dương xỉ, cỏ sp, ớt sừng, móc, lấu, quan âm tọa niên, dây leo,…

0,93 75 6320 2480

IIIA3

7 Dương xỉ, mua, dây gắm, cỏ sp, ba gạc, móc,ớt sừng,… 0,96 57 8560 3760

8 Đơn nem, ớt sừng, dây gắm, móc, mua, dong rừng,… 0,78 49 7760 3040

9 Dương xỉ, ớt sừng, lấu, cỏ sp,móc, dây gắm,… 1,15 65 8960 4240 Cây bụi, thảm tươi ở trạng thái này có độ che phủ lớn nhất trong ba trạng thái rừng và biến động từ 75 – 86%, đặc biệt ở trạng thái IIIA2 độ ẩm lớn nên thảm tươi phát triển rất tốt và dày đặc. Những cây tái sinh có chiều cao ≤ 0,5m chịu ảnh hưởng rất lớn của thảm tươi. Độ che phủ của thảm tươi lớn cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp xúc với đất rừng của hạt giống, từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Vì vậy, các OTC có độ che phủ của

cây bụi, thảm tươi lớn thường có số cây tái sinh triển vọng thấp. Từ đó cho thấy cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng rất lớn tới cây tái sinh triển vọng.

Ở trạng thái IIIA3, tình hình sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi ở mức trung bình, mật độ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh triển vọng cao hơn trạng thái IIIA1 và IIIA2. Chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi ở trạng thái này lớn, biến động từ 0,79 – 1,15m và chiều cao bình quân của cây bụi trong các OTC đều nhỏ hơn 2m, vì vậy những cây từ 2m trở nên có sức sống tốt được xem là những cây tái sinh triển vọng. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi nhỏ hơn trạng thái IIIA1 và IIIA2 nên cây tái sinh ít chịu ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi, vì vậy mật độ cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng lớn. Từ đó cho thấy rừng đã tương đối ổn định và chất lượng tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn rừng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 51 - 53)