Mật độ cây tái sinh là chỉ tiêu cơ bản khi nghiên cứu về tái sinh rừng, phản ánh mức độ ảnh hưởng của tiểu hoàn cảnh rừng đối với quá trình tái sinh tự nhiên diễn ra dưới tán rừng, phản ánh khả năng gieo giống của tầng cây mẹ và khả năng phân tán hạt giống. Mật độ cây tái sinh ảnh hưởng đến mật độ tầng cây cao sau này, ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái rừng và việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng như những loài quý hiếm, đặc hữu. Kết quả điều tra và tính toán theo công thức (1.7) cho ba trạng thái rừng được thể hiện ở bảng 4.5.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy mật độ ở từng trạng thái là khác nhau và mật độ trong từng OTC trong một trạng thái cũng có sự khác nhau rõ rệt. Sự khác nhau này là do trước năm 1991, khi rừng chưa được công nhận là Vườn Quốc gia nên người dân tự do vào rừng khai thác chọn thô nhiều lần làm rừng cạn kiệt. Việc khai thác xảy ra ở mỗi khu vực có mức độ khác nhau nên mỗi trạng thái có thời gian phục hồi khác nhau.
Bảng 4.5: Mật độ cây tái sinh
TTR OTC Tổng diện tích 5ODB(m2)
Tổng số cây
trên 5 ODB Nts/ha
IIIA1 1 125 91 7280 2 125 89 7120 3 125 76 6080 IIIA2 4 125 103 8240 5 125 93 7440 6 125 79 6320 IIIA3 7 125 107 8560 8 125 97 7760 9 125 112 8960
nhưng không có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, do độ tàn che và mật độ tầng cây cao ở mỗi trạng thái không giống nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lớp cây tái sinh nên mật độ tái sinh ở mỗi trạng thái cũng không khác nhau.
Trạng thái IIIA1, mật độ cây tái sinh biến động từ 6080 – 7280cây/ha do đó mật độ cây tái sinh trung bình là 6680cây/ha. Do trạng thái rừng IIIA1 là rừng qua khai thác chọn kiệt nên mật độ và độ tàn che của rừng nhỏ dẫn đến mật độ cây tái sinh cũng nhỏ hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2. Ngoài ra, còn do sự thay đổi của yếu tố khí hậu, thời tiết, các điều kiện ngoại cảnh khác và các yếu tố như: Độ cao, độ dốc, cây bụi, thảm tươi. Trạng thái IIIA1 chủ yếu nằm ở độ cao từ 300 – 500m nên loại rừng phổ biến là rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới nên loài cây phân bố ở trạng thái rừng này còn hạn chế về loài và số lượng. Đặc biệt, do trạng thái rừng IIIA1 thường phân bố ở những nơi độ dốc và độ cao nhỏ nên hiện tượng chăn thả gia súc bừa bãi vẫn diễn ra trong rừng gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng cây tái sinh. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để đảm bảo mật độ và độ tàn che của rừng trong tương lai đạt tiêu chuẩn.
Trạng thái IIIA2, mật độ cây tái sinh biến động từ 6230 – 8240cây/ha nên mật độ cây tái sinh trung bình là 7235cây/ha. Mật độ cây tái sinh trung bình của trạng thái IIIA2 lớn hơn trạng thái IIIA1 vì trạng thái IIIA2 đã trải qua thời gian phục hồi, độ tàn che và mật độ của tầng cây cao tương đối phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh. Trạng thái rừng này thường phân bố ở độ cao từ 500 – 800m và có độ dốc khá lớn nên ít chịu ảnh hưởng của gia súc phá hoại. Loại rừng chủ yếu là rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới nên trong rừng rất đa dạng về thành phần loài và dạng sống.
Trạng thái IIIA3, mật độ cây tái sinh biến động trong khoảng từ 7760 – 8960 cây/ha và mật độ cây tái sinh trung bình là 8810 cây/ha. Trạng thái IIIA3, rừng đã ổn định, cấu trúc rừng tương đối bền vững, vì vậy mật độ cây tái sinh
ở trạng thái này cao hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2. Trạng thái IIIA3 phân bố chủ yếu ở độ cao từ 800m trở nên do vậy loại hình rừng thường là rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, lá kim. Vì vậy, thành phần loài cây ở trạng thái rừng này rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu của rừng phân bố như: Thông tre, bách xanh,… Do địa hình cao và độ dốc lớn nên các tác động tiêu cực tới rừng giảm mạnh, đây là điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh phát triển cà về số lượng và chất lượng. Trạng thái rừng này xuất hiện nhiều dây leo, dây gắm ảnh hưởng đến tái sinh rừng nên việc xúc tiến tái sinh tự nhiên là rất cần thiết để hiệu quả tái sinh cao nhất, duy trì và phát triển vốn rừng trong tương lai.