Kết quả nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 42 - 44)

Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất thực chất là nghiên cứu sự sắp xếp của các cây tái sinh trên mặt đất rừng. Sự sắp xếp hợp lý của cây tái sinh trên mặt đất rừng sẽ tận dụng không gian dinh dưỡng, góp phần kiến tạo hoàn cảnh rừng, tăng độ che phủ đất ở những nơi đất trống để bảo vệ đất, hạn chế xói mòn. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng, khả năng phân tán hạt giống, đặc tính sinh vật học của loài và điều kiện lập địa của rừng. Để có các biện pháp điều chỉnh mạng hình phân bố cây tái sinh cho hợp lý với từng điều kiện rừng, hạn chế sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây tái sinh, tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển, đề tài tiến hành kiểm tra phân bố cây tái sinh trên mặt đất theo tiêu chuẩn K của phân bố Poisson. Kết quả thu thập và tính toán theo công thức (1.8), (1.9) và (1.10) được cho ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất

TTR OTC Số ODB Xi Xtb ∑(Xi-Xtb)^2 S^2x K Kết luận

IIIA1

1 5 91 18,2 94,8 23,7 1,30 Cụm2 5 89 17, 2 5 89 17,

8

3 5 76 15,2 138,8 34,7 2,28 CụmIIIA2 IIIA2 4 5 103 20,6 17,2 4,3 0,21 Đều 5 5 93 18, 6 101,2 25,3 1,36 Cụm 6 5 79 15,8 22,8 5,7 0,36 Đều IIIA3 7 5 107 21, 4 45,2 11,3 0,53 Đều 8 5 97 19,4 21,2 5,3 0,27 Đều 9 5 112 22,4 23,2 5,8 0,26 Đều

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở 3 OTC của trạng thái IIIA1 và OTC 5 của trạng thái IIIA2 là phân bố cụm, phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở OTC 4, OTC 6 của trạng thái IIIA2 và 3 OTC của trạng thái IIIA3 có dạng phân bố đều. Hiện tượng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên nhiệt đới, xảy ra tại những nơi rừng mở tán, cây tái sinh có dạng phân bố cụm. Do trạng thái IIIA1 đang trong giai đoạn phục hồi sau khi bị tác động, trong quần xã thực vật có nhiều loài cây ưa sáng nên thường tập trung ở những nơi có cường độ chiếu sáng mạnh. Các loài cây tái sinh thường mọc thành từng đám ở nơi có ít dây leo, cây bụi và độ tàn che vừa phải. Trạng thái IIIA2 và IIIA3, phân bố cây tái sinh trên mặt đất có dạng phân bố đều là do rừng đã có thời gian được bảo vệ, phục hồi tương đối dài nên rừng đã tương đối ổn định, mức độ cạnh tranh không gian dinh dưỡng của các cây tái sinh thấp, các loài cây tầng cao tương đối phù hợp với điều kiện lập địa của rừng đã làm cây mẹ sinh trưởng khá tốt, từ đó nâng cao năng lực gieo giống của tầng cây cao. Cây tái sinh phân bố đều là điều kiện thuận lợi cho phục hồi rừng, đảm bảo chất lượng của rừng trong tương lai, hạn chế đến mức thấp

nhất những tác động để điều chỉnh mạng hình phân bố, đáp ứng mục tiêu bảo tồn tính đa dạng sinh học, cân bằng môi trường sinh thái,… Kiểu phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở các trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIA3 có dạng phân bố cụm xen lẫn phân bố đều là hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 42 - 44)