Kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tươ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 30 - 32)

Lớp cây bụi, thảm tươi là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần vào việc duy trì và cân bằng hệ sinh thái rừng. Ngoài ra, nó còn làm phong phú, đa dạng cấu trúc của hệ sinh thái rừng và là nhân tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn tới lớp cây tái sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu cây bụi, thảm tươi là rất cần thiết. Kết quả điều tra và tổng hợp cây bụi, thảm tươi được ghi trong bảng 4.3

Từ kết quả bảng 4.3 ta thấy, cây bụi và thảm tươi ở cả ba trạng thái rừng chủ yếu là các loài như: Dương xỉ, Ớt sừng, Ba gạc, Đơn nem, Cỏ sp, Cỏ lá tre, Móc,… có chiều cao tương đối lớn, biến động từ 0,65m – 1,15m và độ che phủ cao từ 49% - 86% . Độ nhiều theo phân cấp của Drude ở cả ba trạng thái đều là cop2 và cop3 cho thấy lớp cây bụi, thảm tươi nhiều, độ che phủ lớn và tình hình sinh trưởng tốt. Do rừng ở khu vực thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nên trong rừng luôn ẩm và tầng cây cao có độ tàn che lớn tạo điều kiện thuận lợi cho cây bụi và đặc biệt là thảm tươi sinh trưởng, phát triển mạnh.

Bảng 4.3: Cây bụi, thảm tươi các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3

TTR R

OT

C Loài cây chủ yếu

Chiều cao bình quân (m) Độ che phủ (%) Độ nhiề u Chất lượng Tố t TB Xấu IIIA1 1

Dương xỉ, cỏ lá tre, đơn nem, ba gạc, lấu, ớt sừng, dây leo,…

0,65 58 Cop2 TB

2

Dương xỉ, cỏ lá tre, đơn nem, ba gạc, găng, ớt sừng, mua,… 0,79 76 Cop3 Tốt 3 Dương xỉ, mua, cỏ sp, ớt sừng, ba gạc, dong rừng, … 0,86 64 Cop3 Tốt

IIIA2 4

Dong rừng, lấu, dương xỉ, ớt sừng, cỏ sp, móc, ba gạc,… 0,74 81 Cop3 Tốt 5 Dương xỉ, ớt sừng, dương xỉ gỗ, ba gạc, cỏ sp, dong rừng,… 0,87 86 Cop3 Tốt 6 Dương xỉ, cỏ sp, ớt sừng, móc, lấu, quan âm tọa niên, dây leo,…

0,93 75 Cop3 Tốt

IIIA3 7

Dương xỉ, mua, dây gắm, cỏ sp, ba gạc, móc,ớt sừng,…

0,96 57 Cop2 TB

8

Đơn nem, ớt sừng, dây gắm, móc, mua, dong rừng,…

0,78 49 Cop2 TB

9 Dương xỉ, ớt sừng, lấu, cỏ sp,móc,dây gắm,… 1,15 65 Cop3 Tốt

Trạng thái IIIA1, do cây rừng bị khai thác mạnh, tán rừng bị phá vỡ tạo nhiều khoảng trống là điều kiện thuận lợi cho cây bụi, thảm tươi phát triển. Chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi ở trạng thái này không cao từ 0,65 – 0,86m. Độ che phủ tương đối lớn từ 58 – 76%, độ nhiều chỉ có OTC 1 là cop2 còn lại đều là cop3. Cây bụi chủ yếu là những loài như: Ba gạc, Mua, Ớt sừng, Đơn nem, Găng,… là những cây thường gặp ở rừng sau khai thác. Thảm tươi ở trạng thái IIIA1 có độ che phủ nhỏ với loài chủ yếu là: Cỏ lá tre, Mía dò,… rất ít dương xỉ và dây leo. Nhìn chung, cây bụi, thảm tươi ở trạng thái IIIA1 phát triển tương đối tốt, đồng đều và có khả năng giữ đất, giữ nước ở mức trung bình.

Trạng thái IIIA2, rừng đã qua thời gian phục hồi và cấu trúc rừng ít biến động nên lớp cây bụi, thảm tươi phát triển rất tốt. Chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi cao hơn trạng thái IIIA1, biến động từ 0,74 – 0,93m. Độ che phủ lớn, dao động từ 75 – 86% và độ nhiều ở cả 3 OTC đều là cop3. Cây bụi chủ yếu là những loài thường gặp ở rừng phục hồi như: Móc, Ớt sừng, Lấu,

Ba gạc,… Thảm tươi có độ che phủ lớn với những loài cây ưa ẩm như: Dương xỉ, Cỏ sp, Dong rừng,… đặc biệt ở trạng thái này có sự xuất hiện của những cây như: Dương xỉ gỗ, Quan âm tọa niên cao tớ 2,5m. Cây bụi và thảm tươi ở trạng thái IIIA2 góp phần to lớn vào việc cân bằng hệ sinh thái và có khả năng phòng hộ rất cao.

Trạng thái IIIA3 có cấu trúc rừng ổn định và trải qua thời gian phục hồi dài nên cây bụi, thảm tươi phát triển kém hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2. Chiều cao trung bình cao và biến động từ 0,76 – 1,15m. Độ che phủ nhỏ hơn độ che phủ của trạng thái IIIA1 và IIIA2, biến động từ 49 – 65% và độ nhiều chỉ có OTC 9 là cop3 còn lại OTC 7 và OTC 8 đều là cop2. Cây bụi chủ yếu là: Mua, Móc, Ớt sừng, Ba gạc,… và có chiều cao rất lớn, có cây cao tới 4m. Thảm tươi có độ che phủ nhỏ với những loài cây như: Dương xỉ, Cỏ sp, Dong rừng,…và có nhiều dây gắm chằng chịt. Cây bụi, thảm tươi ở trạng thái IIIA3 phát triển kém là do cây rừng phát triển tốt chèn ép và những cây tái sinh cạnh tranh về dinh dưỡng và không gian sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội (Trang 30 - 32)