Chất lượng cây tái sinh là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá khả năng phục hồi lại rừng, chất lượng và tính ổn định của rừng sau này. Chất lượng cây tái sinh phản ánh mức độ phù hợp, thích nghi của các loài cây với điều kiện hoàn cảnh rừng và mức độ thích hợp của các loài cây với nhau. Khả năng phục hồi lại rừng và thay thế tầng cây cao trong tương lai của lớp cây tái sinh phụ thuộc nhiều vào số lượng cây tái sinh, môi trường sinh thái, đặc biệt là chất lượng cây tái sinh. Mỗi loại hình kinh doanh với mục đích khác nhau thì yêu cầu về chất lượng và phẩm chất đối với các loài cây cũng khác nhau. Nhưng với bất kỳ mục đích nào cũng mong muốn có phẩm chất cây tốt. Đối với rừng có mục đích phòng hộ thì đòi hỏi cây phải sinh trưởng tốt, bộ rễ phát triển, kháng bệnh tốt. Vì vậy, chất lượng cây tái sinh là nhân tố quyết định phẩm chất lâm phần sau này, cũng như đảm bảo mục tiêu của Vườn Quốc gia. Kết quả nghiên cứu chất lượng cây tái sinh được tổng hợp và tính toán theo công thức (1.11) ở bảng 4.9.
Nguồn gốc cây tái sinh là chỉ tiêu đánh giá sự hình thành cây tái sinh. Sự hình thành cây tái sinh là từ hạt hoặc chồi. Rừng đã qua khai thác chọn, tỉ lệ cây tái sinh chồi tương đối lớn, ngược lại các trạng thái rừng phục hồi thì tỉ lệ cây tái sinh hạt cao. Đối với rừng đặc dụng hay rừng phòng hộ có chức năng bảo vệ môi trường đất, nguồn nước, bảo vệ các loài động vật, vì vậy đòi hỏi phải có cây tái sinh hạt nhiều hơn. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng và nguồn gốc
R C a ODB Tốt TB Xấu Hạt ChồiN N% N N% N N% N N% N N%