R Ca ODB Tốt TB Xấu Hạt Chồi NN%NN%NN%NN%N N%
4.3.6. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
Cây tái sinh triển vọng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tái sinh, chất lượng của rừng trong tương lai. Cây tái sinh triển vọng là những cây sẽ tham gia vào cấu trúc tầng cây cao của rừng. Để đánh giá cây tái sinh triển vọng thường căn cứ vào chiều cao so với cây bụi, thảm tươi và chất lượng của cây tái sinh. Qua điều tra, tổng hợp và tính toán theo công thức (1.12) được kết quả ở bảng 4.10.
Bảng 4.10: Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
TTR OTC N/5ODB Nts/ha Ntv/5ODB Ntv/ha Ntv%/ha
IIIA1 1 91 7280 39 3120 42,86 2 89 7120 35 2800 39,33 3 76 6080 28 2240 36,84 IIIA2 4 103 8240 44 3520 42,72 5 93 7440 42 3360 45,16 6 79 6320 31 2480 39,24 IIIA3 7 107 8560 47 3760 43,93 8 97 7760 38 3040 39,18 9 112 8960 53 4240 47,32
Kết quả bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ở cả ba trạng thái rừng là tương đối cao, biến động từ 36,84 – 47,32%, đáp ứng được mục tiêu phục hồi rừng. Trạng thái rừng càng cao, tỷ lệ cây triển vọng càng lớn. Trạng thái IIIA1 và IIIA2 do cây bụi, thảm tươi có độ che phủ lớn, đặc biệt trạng thái IIIA1 còn bị ảnh hưởng của con người và gia súc nên tỷ lệ cây tái sinh triển vọng nhỏ hơn trạng thái IIIA3. Trạng thái IIIA3, rừng đã tương đối ổn định và phân bố ở độ cao lớn hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2 nên tỷ lệ cây tái sinh triển vọng tương đối ổn định và cao nhất. Các cây triển vọng chủ yếu là những loài cây mọc nhanh, ưa sáng, đời sống tương đối ngắn, đặc trưng của
rừng thứ sinh mà có rất ít loài cây có giá trị, loài đặc hữu của Vườn Quốc gia.