Quy luật phân bố số cây tái sinh theo chiều cao là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh, đánh giá mức độ phong phú về thành phần loài, mức độ trưởng thành, triển vọng và tình hình phát triển của rừng trong tương lai. Ngoài ra, phân bố số cây tái sinh theo chiều cao phản ánh mức độ phân hóa cây tái sinh theo mặt phẳng thẳng đứng và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây tái sinh với nhau và giữa cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi. Sự phân bố cây tái sinh theo chiều cao hợp lý góp phần tạo ra rừng nhiều tầng tán, phát huy tối đa độ che phủ của thực vật đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Nó còn là cơ sở khoa học cho các tác động vào rừng nói chung và cây tái sinh nói riêng để thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển tốt của cây tái sinh. Tùy thuộc vào các trạng thái rừng và thời kỳ sinh trưởng của cây tái sinh mà phân bố số cây tái sinh theo chiều cao cũng khác nhau và từ đó có các biện pháp lâm sinh hợp lý. Kết quả điều tra cây tái sinh theo cấp chiều cao thể hiện ở bảng 4.6.
< 0,5 0,5- 0,99 1- 1,49 1,5- 1,99 2- 2,49 2,5- 2,99 3- 3,49 3,5- 4,49 4- 4,49 IIIA1 1 11 21 18 14 10 7 5 3 2 2 9 19 16 13 12 9 7 3 1 3 10 18 14 11 8 6 5 2 2 IIIA2 4 12 20 17 15 12 11 9 5 2 5 8 17 16 14 12 11 7 5 3 6 7 20 15 12 10 7 4 3 1 IIIA3 7 9 21 17 15 13 11 10 7 4 8 8 19 15 13 11 11 9 8 3 9 11 22 19 15 13 12 8 7 5
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy từ cấp chiều cao < 0,5m đến cấp chiều cao 0,5 – 0,99m số cây trong các OTC đều tăng lên, từ cấp chiều cao 0,5 – 0,99m đến cấp chiều cao 4 – 4,49m số cây trong các OTC đều giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Căn cứ vào phân bố thực nghiệm ở trên, đề tài sử dụng phân bố khoảng cách để mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số và kết quả được cho ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Mô hình hóa số cây tái sinh theo cấp chiều cao
TTR OTC γ α (k) Kết luận IIIA1 1 0,121 0,688 3,518 9,49 Ho+ 2 0,101 0,685 6,728 9,49 Ho+ 3 0,132 0,672 2,831 9,49 Ho+ IIIA2 4 0,117 0,704 10,234 11,07 Ho+ 5 0,086 0,719 8,943 9,49 Ho+ 6 0,089 0,664 3,602 9,49 Ho+ IIIA3 7 0,084 0,745 7,827 11,07 Ho+ 8 0.082 0,723 9,246 9,49 Ho+ 9 0,098 0,715 10,674 11,07 Ho+
Kết quả bảng 4.7 cho thấy phân bố koảng cách là phân bố lý thuyết tốt nhất mô phỏng quy luật phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của cây tái sinh trong các trang thái rừng. Dưới đây là biểu đồ minh họa quy luật phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao trên thực nghiệm và lý thuyết.
Trạng thái IIIA1:
Hình 2, 3, 4: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao OTC 1, OTC 2 và OTC 3 trạng thái IIIA1
Từ hình 2, 3, 4 cho thấy ở cả 3 OTC, số cây nhiều nhất ở cấp chiều cao thứ hai tức là từ 0,5 – 0,99m và số cây ít nhất ở cấp chiều cao thứ chín tức ở cấp từ 4 – 4,49m. Số cây từ cấp < 0,5m đến cấp 0,5 – 0,99m tăng lên là do rừng mới qua khai thác chọn và phân bố nơi độ cao và độ dốc đều nhỏ nên chịu tác động nhiều của con người và gia súc nên những cây ở cấp chiều cao nhỏ thường bị ảnh hưởng mạnh. Ngoài ra, còn do các yếu tố như thời tiết và sự cạnh tranh của cây bụi, thảm tươi là nguyên nhân làm cho số cây ở cấp chiều cao < 0,5m thấp. Nhưng khi cây tái sinh > 0,5m thì phát triển rất tốt và được bổ sung liên tục nên số lượng cây ở cấp từ 0,5 – 0,99m là lớn nhất. Từ cấp chiều cao 0,5 – 0,99m trở lên số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng là do sự cạnh tranh về không gian, dinh dưỡng của cây bụi, thảm tươi và do quá trình đào thải những cây không phù hợp với điều kiện khu vực. Nhìn chung, cây tái sinh ở trạng thái IIIA1 phát triển khá thuận lợi và được bổ sung liên tục.
Do độ tàn che của rừng còn nhỏ nên cần trồng thêm cây bản địa tăng độ tàn che và giảm độ che phủ của cây bụi, thảm tươi để xúc tiến tái sinh, đảm bảo vốn rừng trong tương lai.
Trạng thái IIIA2:
Hình 5, 6, 7: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao OTC 3, OTC 4 và OTC 5 trạng thái IIIA2
Từ hình 5, 6, 7 cho thấy cây tái sinh ở trạng thái IIIA2 phát triển tương đối thuận lợi và liên tục. Tương tự như ở trạng thái IIIA1, các OTC của trạng thái IIIA2 cũng có số cây đạt cực đại ở cấp chiều cao thứ hai tức là cấp từ 0,5 – 0,99m và từ cấp chiều cao này trở lên số cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng, số cây tái sinh trong các OTC cũng đều nhỏ nhất ở cấp chiều cao thứ chín tức là từ 4 – 4,49m. Trạng thái IIIA2 rừng đã có cấu trúc tầng thứ và đã phục hồi qua một thời gian nên số cây tái sinh tương đối ổn định hơn so với trạng thái IIIA1. Sự đào thải và cạnh tranh giữa cây tái sinh với nhau, giữa cây tái sinh với cây bụi, thảm tươi đã làm cho số cây tái sinh giảm khi chiều cao tăng lên. Ở OTC 6 phân bố thực nghiệm gần với phân bố lý thuyết hơn so với OTC 4 và OTC 5. Do cây bụi, thảm tươi ở trạng thái rừng này có độ che phủ tương đối lớn nên cần có biện pháp giảm độ che phủ của cây bụi, thảm tươi thúc đẩy tái sinh rừng.
Trạng thái IIIA3:
Hình 8, 9, 10: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao OTC 7, OTC 8 và OTC 9 trạng thái IIIA3
Từ hình 8, 9, 10 cho thấy số cây tái sinh đạt cực đại ở cấp chiều cao thứ hai và cực tiểu ở cấp chiều cao thứ chín. Số cây tăng dần từ cấp chiều cao thứ nhất lên cấp chiều cao thứ hai, nhưng sau khi đạt cực đại số cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Do trạng thái rừng IIIA3 ổn định, khả năng gieo giống của cây mẹ tốt, độ tàn che cao và cây bụi, thảm tươi có độ che phủ thấp hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2 nên số cây tái sinh ở các cấp chiều cao chênh lệch ít hơn so với trạng thái IIIA1 và IIIA2. Số cây tái sinh tập trung ở cấp chiều cao từ cấp thứ năm đến cấp thứ chín ở trạng thái rừng này nhiều hơn ở trạng thái IIIA1 và IIIA2. Tuy nhiên, cây tái sinh vẫn chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng nên cần có các biện pháp xúc tiến tái sinh để nâng cao số lượng và chất lượng cây tái sinh.
Nhìn chung, cả ba trạng thái rừng đều có số cây lớn nhất ở cấp chiều cao thứ hai và ít nhất ở cấp chiều cao thứ chín. Từ cấp chiều cao thứ nhất đến cấp chiều cao thứ hai số cây tăng lên vì trong giai đoạn đầu phần lớn cây tái sinh có tính chịu bóng, nên sau khi nảy mầm cây con tồn tại với mật độ cao. Từ cấp chiều cao thứ hai số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên vì do các yếu tố như thời tiết, khí hậu, do sự cạnh tranh của những cây tái sinh với nhau
và do ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi. Trạng thái IIIA3 cây tái sinh có số cây ổn định hơn so với hai trạng thái rừng còn lại và cả ba trạng thái hầu như không có cây tái sinh cao tới 5m. Để đảm bảo tái sinh liên tục và cây tái sinh sẽ tham gia vào tổ thành tầng cây cao trong tương lai với số lượng hợp lý, chất lượng đảm bảo thì cần có các biện pháp như trồng xen cây bản địa có khả năng chịu bóng, giảm độ che phủ của cây bụi, thảm tươi và tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống tốt.