Phương thức xuất khẩu chủ yếu ( yếu tố con người, kinh nghiệm…)

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 32 - 35)

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-

2. Phương thức xuất khẩu chủ yếu ( yếu tố con người, kinh nghiệm…)

nghiệm…)

Trên thực tế, có nhiều phương thức khác nhau để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, nhận gia công ( nhận gia công trực tiếp hoặc gián tiếp). Mỗi phương thức xuất khẩu nó thể hiện trình độ phát triển mặt hàng đó ở một cấp độ khác nhau. Trong thời gian qua, hình thức xuất khẩu chủ yếu cua nước ta đối với mặt hàng dệt may vào thị trường này là hình thức gia cơng.

Theo hình thức này, trong qúa trình hình thành và lưu thơng sản phẩm các doanh nghiệp chỉ tham gia vào ba cơng đoạn đó là: cắt (cut), may (make), hồn thiện (trim). Cụ thể, khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ kiện như khố kéo, vải độn, vải lót, khuy . . . cịn doanh nghiệp Việt Nam tiến hành may. Khi cần thiết khách hàng cần cung cấp cả các thiết bị loại tốt để đo đạc những kích thước nhỏ nhất để làm mẫu cứng và cắt trên vải. Sản phẩm may hoàn thiện sẽ được khách hàng mua lại, khi đó khách hàng nước ngồi sẽ thanh tốn phí gia cơng cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là ngoài việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam khơng cịn tham gia vào bất cứ cơng đoạn nào khác của quá trình hnfh thành và tiêu thụ sản phẩm. Để cho đơn giản chúng ta có thể hình dung q trình hình thành và phân phối sản phẩm theo phương thức gia cơng xuất khẩu bằng mơ hình dưới đây.

Cung cấp các yếu tố đầu vào của sản phẩm

Sản phẩm dệt may đã hồn thiện

Với hình thức xuất khẩu bằng phương pháp gia công như trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam khơng có vai trị lớn trong q trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may vào thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu bằng phương pháp này mới chỉ khai thác được lợi thế chi phí nhân cơng thấp trong số các lợi thế của ngành dệt may. Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp Việt Nam không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên thị trường EU. Cho nên khơng có khả năng dự đốn nắm bắt nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công.

Khi lợi thế về chi phí gia cơng khơng cịn thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự xuất khẩu vào thị trườn này. Vì khi chúng ta gia cơng cho nước ngồi, hang hóa đó khơng được dán nhãn mác nhà phân phối. Như vậy,

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam ( cắt, may, hoàn thiện) Đối tác nước ngồi ( người đặt gia cơng)

với phương thức xuất khẩu này chúng ta có thể coi như chưa có mặt hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường EU. Do hình thức gia cơng xuất khẩu các doanh nghiệp chi thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất cịn lại các cơng đoạn khác là do các đối tác đặt gia cơng chịu trách nhiệm. Cho nên hình thức gia cơng này tương đối an toàn và phù hợp với các doanh nghiệp dệt may có quy mơ nhỏ và lượng vốn hạn hẹp vì nó giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong quá trình nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, cũng như quá trình phân phối.

Tuy nhiên cùng với việc tránh được rủi ro thì giá trị mang xuất khẩu mang lại cũng thấp. Theo như một nghiên cứu gần đây được tổ chức bởi cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản và trường Đại học Kinh tế Quốc dân về tình hình thực hiện gia cơng hàng dệt may tại một số công ty đã cho kết quả là quá trình gia cơng sản phẩm nó chỉ chiếm khoảng 15% giá trị sản phẩm được gia công, thu về lợi nhuận chỉ khoảng 4% giá trị gia cơng.

Trên đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU. Theo số liệu điều tra của hiệp hội Dệt – May Việt Nam thì tỉ lệ xuất khẩu theo hình thức gia cơng CMT ( là hình thức đơn giản nhất chỉ thực hiện gia công theo mẫu thiết kế) trong giai đoạn 1999 là 80% còn trong giai đoạn 2007- 2010 chiếm đến 60%, xuất khẩu theo phương thức FOB( là hình thức gia xuất khẩu bậc cao hơn CMT, các nhà sản xuất tự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào) chỉ khoảng 38% và còn lại xuất khẩu theo phương thức ODM ( là hình thức xất khẩu cao nhất, các nhà sản xuất bán sản phẩm theo mẫu thiết kế và thương hiệu riêng của họ) chỉ có 2%.

Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà bn nước ngồi. Mạng lưới các nhà mua này bao gồm: các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà sản xuất, và các nhà buôn . Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị trường EU, Nhật và Mỹ, họ sở hữu những thương hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Những nhà sản xuất nhập sản phẩm (buyer) từ Việt Nam bao gồm các nhà may mặc quốc tế và khu vực, các nhà buôn trong khu vực thường từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, các nhà bn đóng vai trị rất quan trọng là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn (chủ yếu từ Hồng Kông)

Để phát triển mạng lưới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoài hiếm khi liên hệ

trực tiếp với các khách hàng quốc tế ở Việt Nam, vì nhà cung ứng của họ thường có văn phịng đại diện đặt ở Hồng Kơng, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộc rất lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực (Nadvi và Thoburn, 2004).

Hình 3. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Thiết kế, NGƯỜI MUA TOÀN CẦU NGƯỜI

Thương hiệu, Global Buyers

TIÊU DÙNG Marketing (Các nhà bán lẻ ) Phân phối Phát triển sản phẩm Văn phòng đại diện Các nhà buôn Gia công (Thuê sản xuất

Gia công( cắt, may, lắp ráp) Các nhà sx khu vực DN dệt

may

VN

Nguồn: Dang Nhu Van (2005), Vietnamese T&G Firms in the Global Value Chain

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)