II. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệtmay vào thị trường EU 1 Đối với nhà nước
2. Về phía các doanh nghiệp
Vì tốc độ phát triển của ngành dệt và các ngành công nghiệp hỗ trợ không theo kịp tốc độ phát triển của ngành may, dẫn đến phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài (hơn 70% nguyên phụ liệu). Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sở trang thiết bị không được hiện đại, khả năng vốn không lớn (ngoại trừ những Công ty dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam). Cho nên những năm tới phương thức gia công xuất khẩu vẫn là phương thức xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Vì vậy để có thể tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu với EU
trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc duy trì và dữ vững các mối quan hệ gia công xuất khẩu đã có, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá hơn nữa các phương hướng nhận đặt hàng gia công, nhận đặt hàng gia công trực tiếp, nhận đặt hàng gia cơng gián tiếp… hình thức đa dạng hố phương thức gia cơng cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi người đặt hàng gia công cắt đơn hàng tuy nhiên hoạt động gia cơng nó cũng làm tăng các mối quan hệ của doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
Để hoạt đông gia công xuất khẩu cho EU thành công. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đầu tư mua sắm đối với dây chuyền trang thiết bị, máy mới công nghiệp… để nâng cao năng xuất lao động cải tiến bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất để giảm những chi phí khơng cần thiết. Từ đó có thể hạ giá nhận gia cơng. tích cự đầu tư cải tiến đa dạng hố các nguồn cung ứng để bảo đảm có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng bất cứ khi nào. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể giao hàng đúng thời hạn, thiết lập được mối quan hệ ổn định và bền vững đối với đối tác đặt gia công. Một yếu tố quan trọng khác nữa cũng ảnh hưởng đến thành công của hoạt động gia cơng. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua được những rào cản về mặt định lượng cũng như mặt kỹ thuật của thị trường này. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải hướng xây dựng các tiêu chuẩn của mình theo hệ thống tiêu chuẩn thế giới đặc biệt lànhững tiêu chuẩn như ISO 9000; ISO 14000; HACCP… và các tiêu chuẩn riêng của liên minh châu Âu nhu các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn xuất sứ hàng hố…
Để có thể đáp ứng được thị hiếu, phong cách tiêu dùng, văn hóa kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong đó hàng hóa vào thị trường EU lại được lưu thơng trên tồn bộ 27 nước. Như vậy việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm đó vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam
Mặt khác đây là thị trường có nhiều quy định khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững … Và vì vậy các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới các điều khoản, tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật này. Một ví dụ, năm 2009 Luật Hóa Chất Reach đã có hiệu lực , việc sử dụng bất kì hóa chất nào đều phải đăng kí và nghiên cứu tác động của hóa chất. Tuy doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu hóa chất nhưng lại sử dụng hóa chất cho các hàng hóa khác, do vậy doanh nghiệp phải mua hóa chất có nguồn gốc và phải nghiên cứu tác động nên chi phí gia tăng.
Cần phải chú ý rằng, dù cho hoạt động hàng gia công dệt may xuất khẩu
vào EU của Việt Nam thành công đến đâu đi chăng nữa thì cũng khơng có gì bảo đảm chác chắn cho các doanh nghiệp gia công phát triển bền vững lâu dài để có thể thực hện mục tiêu. Mà chỉ có hoạt động xuất tư doanh (xuất khẩu, phân phối trực tiếp) thì mới đạt được sự phát triển ổn định và lâu dài được. Cho nên trong hoạt động gia công bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn của nhà đặt hàng thì các doanh nghiệp gia cơng dệt may Việt Nam phải tạo ra những nét độc đáo riêng của sản phẩm mình gia cơng mà các đối thủ khác khơng có được, có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra các ảnh hưởng và ràng buộc đối với nhà đặt hàng. Đây cũng là một cách thức để tạo hình ảnh cho các sản phẩm dệt may Việt Nam nhằm chuẩn bị cho thời kỳ hậu gia cơng.
Để có thể khắc phục những khó khăn , các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các giải pháp
2.1. Phát triển các nghành công nghiệp bổ trợ cho nghành dệt may
Ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành liên quan trực tiếp đến ngành chủ lực, sự phát triển của ngành chủ lực bị ảnh hưởng và chi phối của các ngành này. thục tế ngành dệt may của nước ta đã chứng minh. Khi ngành công nghiệp bông sợi của chúng ra không phát triển, hàng năm ngành dệt đã phải nhập đến 90% sản lượng bông sơ để phục vụ cho ngành dệt, kết quả là sản phẩm của 20 ngành dệt làm ra đã đắt hơn sản phẩm của các ngước trong khu vực, ngành dệt khơng có khả năng phát triển đến lượt nó lại ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành may không tạo ra được đủ lượng nguyên liệu để cấp cho ngành may làm ngành may hàng năm phải nhập hơn 70% sản lượng nguyên liệu. Nó cũng là nguyên nhân làm cho ngành may chủ yếu phải xuất bằng phương thức gia công xuất khẩu. Cho nên để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển cần phải phát triển các ngành bổ sung cho ngành dệt may.
Công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may hiện đang yếu và thiếu, điều đó thể hiện rõ nhất ở giá trị thặng dư của 2 ngành. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành đạt 16,6 tỷ USD nhưng chúng ta đã phải bỏ ra khoảng 11,5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Giá trị thu về của 2 ngành thực sự rất nhỏ so với hàng chục tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu đạt được hàng năm. Cụ thể, ngành dệt may hiện chỉ chủ động được khoảng
30-40% nguồn nguyên phụ liệu, trong đó vải đáp ứng được 20-30% nhu cầu, bông đáp ứng được 10%, sơ thì chúng ta phải nhập khẩu hồn tồn, chỉ có sợi là ngành dệt may chủ động được gần như hoàn toàn nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu (xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2010)
Nhà nước đã dành nhiều chính sách cho cơng nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày, nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, những ưu đãi này không phù hợp với những quy định hội nhập do vậy những ưu đãi về thuế, về vốn phải bãi bỏ. Thêm vào đó, sản xuất cơng nghiệp hỗ trợ địi hỏi có dung lượng thị trường lớn, trong khi đó ngành dệt may và da giày có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng chủ yếu là gia công nên nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ trong nước sản xuất thấy khơng có lãi nên khơng mặn mà. Một ngun nhân nữa là phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày địi hỏi chi phí cho xử lý mơi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải và thuộc da, do đó sản phẩm làm ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu. Có thế nói, hiện nay ngành dệt may và da giày chưa tham gia được vào hệ thống cung ứng hay chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới là do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của 2 ngành chưa tạo được uy tín, giá thành sản phẩm chưa cạnh tranh nên không thu hút được sự quan tâm của nhà sản xuất.
Ngành công nghiệp bông là một trong những ngành công nghiệp bổ sung có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành dệt may. Đây là ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành dệt may. Vì vậy trong những năm tới ngành cơng nghiệp bơng cần phải được đầu tư phát triển, để phát triển ngành này thì nhà nước cần phải tiến hành các hoạt động như quy hoạch vùng trồng bông lựa chọn các loại bơng có năng xuất chất lượng cao với điều kiện Việt Nam có những chính sách ưu đãi về vốn, đặc biệt nhà nước nên có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển ngành này.Ngồi ngành cơng nghiệp bông, nhà nước cũng phải đầu tư phát triển một số những ngành công nghiệp bổ sung khác nữa chẳng hạn như: cơng nghiệp hố chất, các ngành công nghiệp chế tạo các dụng cụ phục vụ cho ngành may măc, chế tạo ra các trang thiết bị, phụ tùng thay thế dần dần thay thế các dụng cụ phải nhập từ nước ngồi.Khi các ngành cơng nghiệp bổ trợ phát triển nó sẽ là nền tảng vững chác cho ngành dệt may phát triển. Chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường.
về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành dệt may, da giày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khi được đưa vào thực hiện sẽ là cú hích mới cho cơng nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may, da giày phát triển, đem lại giá trị thặng dư ngày càng cao cho sản phẩm của 2 ngành, đồng thời cũng sẽ giúp ngành thu hút đầu tư mở rộng sản xuất. Hơn nữa, những chính sách ưu đãi này cũng sẽ giúp ngành phát triển theo đúng quy hoạch và theo kịp tiến trình phát triển của ngành dệt may, da giày thế giới. Qua đó, giúp 2 ngành tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế và tiếp tục khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới.