Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệtmay sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 56 - 59)

II. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệtmay vào thị trường EU 1 Đối với nhà nước

3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệtmay sang thị trường EU

đó quay về nước có thể đưa ra được những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để đáp ứng nhu cầu của thị trường dệt may EU.

3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU EU

Với những biện pháp phát triển ngành công nghiệp bổ trợ và phát triển nguồn nhân lực theo định hướng phục vụ thị trương dệt may EU như đã nêu ở trên. Chúng sẽ là cơ sở vững cho ngành dệt may Việt Nam có thể nâng cao được chất lương, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá danh mục sản phẩm tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị trường EU hơn và cuối cùng làm tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này. Nhưng những ưu thế đó có thể trở thành hiện thực, khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm tốt và khai thác tối đa hiệu quả của các công cụ hoat động xúc tiến xuất khẩu.

Khi hàng dệt may Việt Nam đã có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp khơng chỉ chủ động tham gia vào các hội chợ triển lãm. Mà còn phải chủ động đứng ra tổ chức các hội chợ triển lãm đặc biệt là các hội chợ triển lãm diễn ra ngay tại thị trường EU. Những hội chợ triển lãm khơng những có tác dụng giúp các doanh nghiệp dệt may tìm kiếm đối tác, mà cịn là một cách để doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, là cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với người dân EU. Hội chợ triển lãm cũng góp phần vào việc tạo dựng nên hình ảnh của hàng dệt may Việt Nam trong tâm trí người EU, là cơ sở cho những bước đi tiếp theo của dệt may Việt Nam trong qua trình thâm nhập thị trường EU.

Điều đáng chú ý là do những đặc điểm mà hội chợ, triển lãm nó có tác dụng trong một thời gian ngắn, cịn để quảng bá và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian lâu dài thì các doanh nghiệp nên dành một khoản kinh phí nhất định để phối hợp với các cơ quan chức năng, để thuê các trung tâm xúc tiến cho doanh nghiệp. Ở đây doanh nghiệp vừa có thể trưng bầy sản phẩm của doanh nghiệp, lại vừa là nơi để đàm phán và ký kết các hợp đồng, cũng là nơi giúp doanh nghiệp thực hiện công tác nghiên cứu tại thị trường địa bàn.Tuy nhiên việc mở được trung tâm xúc tiến cho mình khơng phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm được, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì chi phí cho các trung tâm này thường là rất lớn. Nhưng điều đó thì khơng có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không

thể giới thiệu và quảng bá doanh nghiệp đến với đối tác. Vì ngày nay, với những thành tựu của thời đại công nghệ thơng tin cho phép các doanh nghiệp có thể xây dựng lên các trang web, các phòng trung bày giới thiệu sản phẩm “ảo” của mình để quảng bá tới các đối tác. mặc dù các trung tâm ảo này nó khơng thể ưu việt được như trung tâm thực nhưng nó cũng có vai trị to lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là nó khơng cần tốn kém các khoản chi phí quá lớn.

Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi do về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sảm phẩm không đảm bảo.

Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lí tránh khỏi mọi sự xâm hại.Các chuyên gia khẳng định, vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp một họat động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may.

Tuy nhiên, ngọai trừ một vài doanh nghiệp, hầu hết đều chưa có sự đầu tư tương xứng cho họat động này, thể hiện qua ngân sách chi cho họat động còn quá thấp và đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu. Qua khảo sát trên 40 doanh nghiệp đã có tiếng tại Việt Nam, nhóm khảo sát nhận thấy chỉ có 3 đơn vị là đã hình thành chiến lược xây dựng

thương hiệu dài hạn, cịn lại đa số các doanh nghiệp chỉ có những họat động quảng bá trước mắt. Đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh thu, còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 đến 1% trên doanh thu hàng năm. Theo kinh nghiệm đối với ngành hàng thời trang trên thế giới thì thơng thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu phải chiếm ít nhất 10% doanh thu.

Về thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, hai khái niệm này hiện còn được dùng khá lẫn lộn ở rất nhiều doanh nghiệp trong khi mục tiêu và đối tượng quảng bá thì hịan tịan khác nhau. Thương hiệu doanh nghiệp chủ yếu được dùng để quảng bá đến đối tượng là các nhà cung ứng và đặt hàng. Mục tiêu là xây dựng hình ảnh một đơn vị có khả năng quản lý tốt và tin cậy, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn

Mặt khác để tiếp cận với khách hàng EU khó tính, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần có chiến lược quảng cáo bài bản, tận dụng mọi cơ hội, nhất là những dịp hội chợ triển lãm.

Trước hết, nhà xuất khẩu Việt Nam cần thiết lập chiến lược quảng bá sản phẩm, với nhiều cách thức sẽ giúp tạo ra, tăng cường hoặc duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với các sản phẩm của bạn theo cách hiệu quả nhất. Các cách thức được sử dụng trong chiến dịch quảng bá có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà xuất khẩu cũng như lĩnh vực thị trường cụ thể mà mình đang kinh doanh. Tuy nhiên, ban đầu nhà xuất khẩu cần có một trang web được thiết kế bắt mắt nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá, mà quảng cáo là cách thức vô cùng quan trọng. Nhiều người mua vẫn có thói quen đọc các tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm điện tử tương tự nhằm bắt kịp các tin tức, xu hướng và sự phát triển của ngành may mặc. Một mẫu quảng cáo được thiết kế chuyên nghiệp và đặt đúng chỗ có thể tạo ra sự nhận thức rất tốt đối với người mua hàng và người tiêu dùng, đặc biệt nếu nhà xuất khẩu đang muốn xây dựng thương hiệu của mình hoặc giới thiệu các sản phẩm mới đến với người tiêu dùng thì sẽ thấy ngay hiệu quả của quảng cáo.

Tại EU có một số tạp chí thương mại và trang web hàng đầu như: Drapers – http://www.drapersonline.com;SportswearInternational– http://www.sportswearnet.com; Pinker – http://www.pinkermoda.com; TM Fashion Guide, cổng thông tin của Đức – http://www.tm-fashion.de TM Fashion; Fashionmag.com – http://www.fashionmag.com ... các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể lựa chọn để quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, sự xuất hiện như nấm sau mưa của các trang web thương mại và các cổng thông tin

ngành hàng dệt may giúp các nhà xuất khẩu có thêm nhiều cơ hội để quảng cáo công ty và sản phẩm của mình, song các nhà xuất khẩu nên quảng cáo thơng tin trên các trang web một cách có chọn lọc. Hình thức quảng bá điện tử có thể chỉ là một đường dẫn tới trang web của công ty bạn trên một cơng cụ tìm kiếm thơng dụng hoặc một trang mạng xã hội, hoặc cũng có thể chỉ là một mẩu quảng cáo nhỏ với vài hình đồ họa trên một cổng thông tin về thương mại hoặc ngành hàng thời trang.

Tiếp theo là tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức tại EU, đây là một trong những kênh quan trọng nhất của một chiến dịch quảng bá xuất khẩu mặt hàng dệt may. Tại hội chợ triển lãm, các nhà xuất khẩu có thể tìm hiểu về các xu hướng thời trang mới nhất cho mùa tới. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi trình diễn thời trang và có rất nhiều khách hàng quan trọng tham gia các triển lãm này. Những lợi ích quan trọng khác khi tham gia hội chợ triển lãm bao gồm: tạo lập các mối quan hệ cá nhân và liên hệ trực tiếp. Đây là yếu tố rất quan trọng trong ngành hàng này bởi tính chất đặc thù của sản phẩm, cần được nhìn tận mắt, sờ tận tay. Thêm vào đó, do đặc điểm mùa vụ của thị trường châu Âu, các hội chợ triển lãm cũng là nơi tập trung giới thiệu các sản phẩm mới. Đối với các nhà cung cấp mới, đây là cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng, cũng như tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác hội chợ triển lãm còn là nơi tập trung cả người bán và người mua. Tất cả khách viếng thăm và các nhà xuất khẩu trưng bày hàng hóa đều ý thức về việc tham gia triển lãm và sẵn sàng tiếp nhận những thơng tin mới, cũng như tìm hiểu về các sản phẩm mới như có thể nhận được phản hồi nhanh chóng và có thể kịp thời nắm bắt xu hướng của thị trường. Các vấn đề của ngành sẽ được đem ra bàn bạc và các ý kiến khơng chính thức được đưa ra tại các triển lãm thương mại về các chủ đề cụ thể có thể sẽ trở thành thực tiễn. Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể đánh giá mức độ cạnh tranh của cơng ty của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời có thể học hỏi nhằm nâng cao khả năng thành cơng của mình trên thị trường...

Một số hội chợ triển lãm được tổ chức thường xuyên tại EU như: Triển lãm thương mại quốc tế mặt hàng quần áo phụ nữ và phụ kiện, được tổ chức tại Dusseldorf, Đức vào tháng 7 hàng năm; Hội chợ cho mặt hàng quần áo nam giới (HMD – Herrenmode Dussedorf) cũng được tổ chức ở Dusseldorf, Đức vào tháng 2 hàng năm. Triển lãm thời trang quốc tế Copenhagen diễn ra hai lần trong năm vào tháng 2 và tháng 8 tại Copenhagen, Đan Mạch.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)