Thực trạng kim nghạch xuất khẩu giai đoạn 2000 –

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 38 - 41)

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-

4. Thực trạng kim nghạch xuất khẩu giai đoạn 2000 –

Dệt may là một trong những nghành xuất khẩu được coi là chủ lực của Việt Nam. Trong hơn 10 năm trở lại đây, dệt may đã chứng tỏ là một nền công nghiệp mũi nhon của nền kinh tế và đã đạt nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,8% năm. Kết quả là dệt may đã vươn lên đứng đầu trong 6 tháng đầu năm 2012 trong tổng kim nghạch xuất khẩu của cả nước vượt qua dầu khí. Kể từ khi kí kết hiệp định dệt may (15-12-1992) hàng dệt may xuất khẩu đặc biệt phát triển mạnh.

Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2005

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Kim nghạch (triệu USD) 584 539 492 445 621 756

Tỉ lệ năm sau so với năm trước (%)

100 98,35 91,28 90,44 139 120

Theo bảng đến năm 2000 kim nghạch đạt 548 triệu USD, 2001 đạt 539 triệu USD, giảm so với năm 2000 song vẫn chiếm 21% tổng kim nghạch. Đến năm 2004 đạt 621 triệu USD và 756 triệu USD năm 2005. Tỉ trọng các thị trường hàng dệt may bình quân của Việt Nam trong EU đạt : Đức: 46.9% ; Pháp: 10,8% ; Ha Lan: 10,3% ; Anh: 9,4% ; Bỉ: 6,1% ; Tây Ban Nha: 5,1% ; Italia :4,4% ; Đan Mạch : 2% ; Phần lan: 0,6% ; Thụy Điển : 1,9% ; Áo: 1,5% ; Ailen -0,4% ; Luxemburg -0,3% ; Hi Lạp - 0,2% ; Bồ Đào Nha - 0,1% …. Các doanh nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam là cơng ty may Việt Tiến ( xuất khẩu sang EU đạt 25%), hiện là công ty hàng đầu vê kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó cơng ty Nhà Bè, Thành Cơng , Việt Thắng, May 10… cũng đạt được kim nghạch xuất khẩu lớn và cũng đã xây dựng thương hiệu khá mạnh trên EU và thị trường quốc tế. Có thể nói đây là bước tiến rất quan trọng của nghành dệt may Việt Nam đối với nền kinh tế. Kết quả này chứng tỏ một nỗ lực rất lớn của các nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong việc đầu tư nhằm đấy nhanh chất lượng hàng hóa, tạo sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng, mẫu mã, thiết kế… để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường EU.

Từ bảng trên có thể thấy được sự phát triển đáng nể của nghành Dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU, song đây cũng là bức tranh toàn cảnh miêu

tả một cách sâu sắc thông qua những con số về những vấn đề nói chung và thì trường EU nói riêng đang gặp phải. Như chúng ta đã thấy, kim nghạch xuất khẩu nghành dệt may rất không ổn định trong giai đoạn 2000-2005. Tổng kim nghạch từ mức 548 triệu USD (năm 2000) đã giảm xuống 445 triệu USD (năm 2003) đạt 100% kim nghạch năm 2000 xuống cịn 90,44% năm 2003. Lí do của sự giảm mạnh này là do sự cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ( năm 2001). Đến năm 2004, dấu hiệu cho thây khả quan hơn, kim nghạch đã tăng lên 621 triệu USD và năm 2005 là 756 triệu USD. Cụ thể 5 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu hàng dệt may sang EU giảm mạnh do hàng hóa của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Xrilanca tăng rất mạnh. Theo nguồn tin của bộ thương mại, giá trị xuất khẩu của hàng dệt may sang EU giảm 3% trong đó Đức giảm 27,3% Pháp giảm 20%,Anh giảm 26% so với cùng kì 2004. Song từ tháng 5/2005 dệt may Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng do EU đưa ra phương pháp để kìm hãm sự thâm nhập ồ ạt của hàng Dệt may giá rẻ từ Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như việc xóa bỏ hạn nghạch cho Dệt may Việt Nam. Tuy nhiên mức tăng sau đó khơng ấn tượng do vẫn phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa Trung Quốc, Ấn Độ,… vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu là 12%. Tất cả nhứng điều trên cho thấy năng lực xuất khẩu hay sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam còn rất kém trên thị trường EU so với các “ông lớn “ khác.

Việc các thị trường lớn trên thế giới vẫn còn đang rất rộng mở với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tạo ra những câu hỏi về việc có nên tập trung vào thị trường EU hay nên tạo hướng đi mới qua những thị trường rộng lớn, tuy nhiên một cách khách quan có thể thấy rằng EU vẫn chiếm một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần không chỉ trong nước mà cịn trên trường quốc tế. Nó địi hỏi doanh nghiệp khơng chỉ có cái nhìn tổng quan, sáng suốt mà cịn cần một sự kiên trì, chiến lược đúng đắn để có thể chinh phục thị trường vơ cùng rộng lớn này.

Giai đoạn 2006 – 2011 thị trường EU vẫn được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của dệt may Việt Nam (chỉ đứng sau Hoa Kỳ) trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2006 – 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường EU có một số biến động: tăng đỉnh điểm trong năm 2008 ở mức gần 800 triệu USD, giảm dần và giữ vững ở mức tương đối lớn là hơn 600 triệu USD trong các năm tiếp theo. Trên thực tế, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tương đối lớn, trong thời gian qua doanh nghiệp Việt Nam

đã gặp khơng ít khó khăn khi tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này

.

Từ biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy kim nghạch xuất khẩu sang EU của Việt nam tăng đều trong 3 năm 2006-2008 và đạt đỉnh trước khi chững lại và giảm xuống, 3 năm tiếp theo chứng kiến sự ổn định và có phần tăng nhẹ trong năm 2011 cùng những tháng đầu năm 2012. Việc tham gia vào WTO vạch ra cho Việt Nam nhiều hướng đi cũng như giải pháp tiếp cận với thị trường tiềm năng nhưng cũng khơng kém phần khó tính này. Sau năm 2008 trước những cơn sóng đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, người dân thị trường EU bắt đầu cắt giảm chi tiêu cùng với sự xâm nhập ồ ạt của hàng Trung Quốc, Ấn Độ.. hàng Việt Nam gặp khó khăn và sụt giảm về kim nghạch. Tuy nhiên khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn dự kiến của các chuyên gia, nghành xuất khẩu dệt may đã có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2011 và 2 quý đầu năm 2012.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)