II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-
6. Những khó khăn và thuận lợi của hàng dệtmay Việt Nam trên thị trường EU
của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về thơng tin thị trường. Trong khi đó, do nguồn lực hạn hẹp các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam chưa có điều kiện tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế hay tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thiết lập văn phịng đại diện ở nước ngồi. Cuối cùng phải kể đến việc khai thác và sử dụng internet trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiệu quả.
Mặc dù có tốc độ đổi mới máy móc thiết bị khá cao so với các ngành khác và theo kịp được tốc độ với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực, cũng như đã giành được một số thành công trong việc xây dựng thương hiệu trên thị trường EU. Các tiêu chuẩn doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng đã và đang theo qui định của thị trường EU. Nhưng thực tế giá gia công của ngành dệt may Việt Nam không rẻ hơn các nước khác, chất lượng thì chưa ổn định, khả năng hồn thành hợp đồng đúng thời gian không cao.
Trong hoạt động gia công xuất khẩu các doanh nghiệp của nước ta chưa thực hiện tốt việc liên doanh liên kết. Nó chỉ xuất hiện ở một doanh nghiệp, các cơng ty chứ chưa trở thành đại trà. Mặc dù vấn đề này được các đối thủ cạnh tranh của nước ta làm rất tốt.
Do khung pháp chế và cách thức quản lý trong hoạt động xuất khẩu và nhận đặt hàng gia công xuất khẩu của nước ta còn quá cứng nhắc và thủ tục còn phức tạp. Điều đó làm các đối tác ngại tìm đến với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hơn.
Trong quan hệ làm ăn với nước ngồi cịn có hiện tượng các doanh nghiệp các địa phương không tuân thủ những qui định chung của nhà nước. Thậm chí có lúc cịn cạnh tranh và gây khó khăn cho lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu. Độ ổn định của các qui chế, chính sách do nhà nước đưa ra chưa rõ ràng và ổn định, để có thể khuyến khích được các doanh nghiệp n tâm chấp hành.
Trong hoạt động phục vụ cho việc xuất khẩu hàng dệt may còn phát sinh cả các quan hệ phi kinh tế, gây ra các tiêu cực cho các doanh nghiệp, làm mất đi tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
6. Những khó khăn và thuận lợi của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU trường EU
Thứ nhất, thế giới vẫn đang chịu cuộc khủng hoảng dai dẳng, liên minh Châu Âu đang chịu áp lực tài chính lớn khi nền kinh tế tiếp tục suy thoái và trầm trọng, chưa có dấu hiệu phục hồi, đây sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi chịu ảnh hưởng chung từ xu thế này cũng như từ việc thắt chặt chi tiêu của khách hàng.
Thứ hai, thách thức lớn nhất khi doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chính là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc với những điểm mạnh và lợi thế như: khả năng chủ động được nguồn ngun liệu, nhân cơng lao động dồi dào có trình độ cao và quan trọng là khả năng đáp ứng nhiều chủng loại hàng hóa… là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng gặp phải khó khăn khi các nhà nhập khẩu EU có xu hướng chuyển dần những đơn hàng từ Việt Nam (nhằm tránh mức thuế nhập khẩu 10%) sang các nước bạn hàng khác như Campuchia, Lào và Bangladesh do các nước này được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (MFN) với mức thuế suất nhập khẩu 0% của EU.
Nguồn nhân công cho ngành cũng đang là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Thực tế cho thấy nhu cầu lao động cho ngành rất lớn nhưng do thu nhập của ngành tương đối thấp khi so sánh với các ngành khác nên nhân công dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề có thu nhập cao hơn. Hiện tượng chuyển dịch lao động đang là dấu hiệu đáng báo động về khủng hoảng thiếu lao động cho ngành dệt may, đe dọa đến sự ổn định của cơ cấu xuất khẩu.
Một trong những khó khăn nữa của ngành dệt may Việt Nam là thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm còn tràn lan, chú trọng quá nhiều vào số lượng. Phương thức xuất khẩu chủ yếu dựa vào gia công cũng sẽ là thách thức nếu các doanh nghiệp thực sự muốn chiếm lính thị trường này.
6.2 Những thuận lợi trong tương lai
Dệt may vẫn tiếp tục được Nhà nước chú trọng phát triển, là ngành kinh tế mũi nhọn. Việc đề ra những chính sách vĩ mơ thúc đẩy, tạo điều kiện cho xuất khẩu, nới lỏng hạn ngạch sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường này hơn.
Ngay trong thời điểm sụt giảm XK vào EU như hiện nay, dệt may VN vẫn còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần XK vào EU, một thị trường tiêu thụ lớn của thế giới. Theo nghiên cứu vừa công bố của Liên hiệp Dệt may Pháp,
thị phần dệt may TQ ở châu Âu ngày càng thu hẹp. Nguyên nhân chính của việc thu hẹp này chính là giá nhân công của TQ tăng cao so với nhiều nước ở châu Á. Cùng với đó, xu hướng DN TQ bỏ đơn hàng nhỏ từ nhà nhập khẩu. Điều này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các nước XK dệt may khác. Hiện nay, hàng dệt may từ Bangladesh, Pakistan, VN đang gia tăng XK vào EU. Điều này cũng có thể thấy, khi có nhiều nhà nhập khẩu Pháp đã có bước tìm hiểu, đẩy mạnh mua hàng dệt may VN trong thời gian gần đây. Các chuyên gia nhận định, dù chịu nhiều sức ép cạnh tranh nhưng dệt may VN vẫn có những lợi thế riêng, nhất là ưu đãi thuế quan từ các chính sách thương mại. Do vậy, nhà nhập khẩu sẽ khơng dễ gì “bng” nguồn cung dệt may từ VN Sau PCA(2010), việc chính thức khởi động vòng đàm phán song phương Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam đánh dấu một trang mới trong quan hệ hai bên. Hiệp định sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc trao đổi hàng hóa, gỡ đi những rào cản thương mại, giúp cho các doanh nghiệp hai nước có cơ hội xúc tiến quan hệ song phương đem lại sự phát triển nền kinh tế nói chung và nghành dệt may nói riêng.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU