Tổ chức và xây dựng theo mơ hình quản lý Lâm trường quốc doanh
đã tồn tại trong thời kỳ trước năm 1975.
Phát triển từ những cơng trình khai thác gỗ do cán bộ nhân viên Nhà
nước quản lý và sử dụng lực lượng thiết bị và công nhân tư nhân, sau đó tuyển dụng cơng nhân cố định, ăn lương Nhà nước, hoạt động theo kế hoạch Nhà nước giao và hạch toán kinh tế theo chế độ quản lý xí nghiệp cơng ty vật tư lâm sản của Nhà nước theo kế hoạch giao nộp sản phẩm.
Phần lớn cán bộ kỹ thuật và cán bộ chủ chốt của các Lâm trường
quốc doanh ở miền Nam đều được bổ sung từ các Lâm trường quốc doanh ở miền Bắc.
Phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân các huyện trực tiếp quản lý phần lớn
các Lâm trường quốc doanh.
Cũng trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách kinh tế vĩ mơ có tác động đến việc xây dựng và quản lý Lâm trường quốc doanh như: Chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng diện tích nơng, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện định canh, định cư (Quyết định số 272 CP ngày 3/10/1977), Nghị quyết số 52 CP về cải tiến quản lý Lâm trường quốc doanh, các chính sách về cải tiến quản lý Hợp tác xã như khốn sản phẩm đến nhóm người lao động, đẩy mạnh giao đất giao rừng cho Hợp tác xã,….Tất cả hệ thống chính sách đó đã tác động lớn đến quá trình quản lý và hoạt động của các hệ thống cơ sở quốc doanh, nhất là các Lâm trường quốc doanh.
Trong khi đó, điều kiện và thủ tục để thành lập Lâm trường quốc doanh chưa được quy định rõ ràng, nên gần như địa phương nào có rừng, có nhu cầu lâm sản hoặc có kế hoạch trồng rừng đều tổ chức Lâm trường quốc doanh để sản xuất lâm sản và trồng rừng. Đồng thời, ngành Lâm nghiệp cũng đã thành lập nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh để hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp như: xí nghiệp xây dựng cầu đường, cơng ty vận chuyển lâm sản, xưởng cơ khí,…Do
vậy mà tổ chức lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi phát triển rất nhanh, cả về lực lượng sản xuất và cơ cấu tổ chức sản xuất.
Đến đầu năm 1989, hệ thống Lâm trường quốc doanh ở nước ta đã có 413 đơn vị thuộc các cấp quản lý như sau:
- Trung ương quản lý: 76 lâm trường - Cấp tỉnh quản lý: 199 lâm trường - Cấp huyện quản lý: 138 lâm trường.
2.1.1 Một số kết quả đạt đƣợc.18
Lâm trường quốc doanh giữ vai trò chủ lực trong các khâu sản xuất:
khai thác gỗ, lâm sản, trồng rừng tập trung (50 % tổng diện tích rừng trồng). . Thể hiện ở mức tăng trưởng sản xuất lâm nghiệp khá nhanh:
- Đã hoàn thành điều tra quy hoạch rừng, phân định các khu rừng cấm và các khu kinh tế lâm nghiệp cần mở mang, nhất là các tỉnh Tây Nguyên.
- Thời kỳ 1961-1965, sản lượng khai thác gỗ tăng liên tục, đến năm 1964 đã đạt sản lượng cao nhất là 1.107.474 m3, tăng gần 1,53% so với năm 1960. Trong các thời kỳ 1965-1975 và thời kỳ 1976-1980 đã khai thác hơn 8,1 triệu m3 gỗ trong từng thời kỳ để cung cấp cho các ngành kinh tế đặc biệt là giao thông vận tải và quốc phòng. Đến thời kỳ 1981-1985 đã khai thác được gần 7 triệu m3
gỗ trịn, bình qn mỗi năm khoảng 1,3 đến 1,4 triệu m3 gỗ; 3,5 triệu m3 gỗ củi, 48 triệu cây tre luồng và 96 triệu cây tre nứa, hơn nửa triệu tấn giấy và cũng đạt sản lượng gỗ xẻ đạt được khá cao, đã sản xuất hơn 2.011.053 m3.
- Thời kỳ 1976- 1980 trồng được 528.151 ha rừng tập trung, đưa mức trồng rừng hàng năm đạt trên 137.000 ha (năm 1978). Đến thời kỳ 1981-1985 đã trồng được trên 492.000 ha, trong đó các đơn vị trung ương đạt được trên
55.000 ha, các địa phương đạt trên 436.000. Tốc độ trồng rừng tăng dần từ gần 53.000 (1981) đến năm cao nhất đạt hơn 152.000 ha. Trong thời kỳ này, điển hình là các tỉnh ở miền Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tuyên, Vĩnh Phúc, Hoàng Liên Sơn, Thanh Hố, Nghệ Tĩnh là những tỉnh đạt diện tích trồng rừng cao và hình thành 3 vùng trồng rừng tập trung có quy mơ lớn, đó là: Vùng nguyên liệu giấy sợi ở các tỉnh Trung tâm Bắc Bộ, vùng gỗ trụ mỏ ở các tỉnh Đông Bắc, vùng rừng thông tập trung ở các tỉnh Khu IV cũ,….
Là lực lượng tiên phong mở mang nhiều vùng kinh tế lâm nghiệp,
góp phần tích cực xây dựng kinh tế xã hội miền núi, thực hiện định canh định cư và an ninh quốc phòng thu hút đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm nghề rừng. Thực hiện Nghị quyết số 38 CP ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chính phủ về công tác định canh định cư nhằm ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc hiện còn du canh du cư, rất nhiều biện pháp đã được đề ra như: phương hướng sản xuất, xây dựng ruộng đất canh tác ổn định, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, hướng dẫn nhân dân bảo vệ rừng, xây dựng đời sống mới ở các bản làng, tạo ra một số điển hình về định canh, định cư về phấn đấu tự túc giải quyết lương thực, đẩy mạnh trồng rừng nhất là các loại cây đặc sản (như Quế, Hồi) để tăng nguồn thu nhập như ở vùng đồng bào dân tộc Dao xã Viễn Sơn (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), xã Tủa Phình (huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu), xã Noong Lai (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La),…. Phát huy vai trò của Lâm trường quốc doanh trong cuộc vận động định canh định cư được thể hiện rõ nhất ở Lâm trường Púng Luông ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
Lâm trường quốc doanh là nòng cốt trong quản lý và bảo vệ rừng,
dịch vụ lâm nghiệp cho hợp tác xã và hộ gia đình. Nhất là từ những năm 1981 trở đi, các tổ chức lâm nghiệp, đặc biệt là các Lâm trường quốc doanh phải xác định rõ vốn rừng được giao quản lý, phải xem nhiệm vụ xây dựng vốn
rừng là nhiệm vụ cơ bản nhất của mình để bố trí kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời kỳ 1981-1985 và những thời kỳ tiếp theo.
2.1.2 Mặt tồn tại, yếu kém19.
Tuy các Lâm trường quốc doanh đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân về các mặt như: nâng cao sản lượng lâm sản, nâng cao diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng, mở mang các vùng kinh tế lâm nghiệp mới, làm nòng cốt trong việc phát triển kinh tế xã hội miền núi. Nhưng Lâm trường quốc doanh vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm như: bao chiếm một diện tích rừng quá lớn, tài nguyên rừng ở các lâm trường vẫn giảm sút, đời sống cơng nhân viên chức vẫn có nhiều khó khăn, trong khi đó chưa thu hút nhân dân địa phương vào kinh doanh nghề rừng.
Tổ chức quản lý Lâm trường quốc doanh chính là đơn vị kinh tế cơ sở đảm nhiệm khâu xây dựng rừng và tổ chức các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản. Tuy là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm lâm nghiệp nhưng lại yếu kém, chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa xây dựng rừng và chế biến lâm sản. Cơ chế quản lý và phân công sản xuất giữa các loại hình xí nghiệp chưa rõ ràng; trong quá trình xây dựng và tổ chức lâm nghiệp, các Lâm trường quốc doanh chưa được kiện toàn để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đó. Chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng các hình thức tổ chức thu hút lao động xã hội kinh doanh lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Những yếu kém chủ yếu là:
Phần lớn các Lâm trường quốc doanh chưa được giao đất lâm nghiệp
cụ thể, khơng làm chủ được vốn rừng, diện tích rừng và tài nguyên rừng đã suy giảm nghiêm trọng. Nguy cơ mất rừng còn tồn tại ở nhiều nơi và đang có xu hướng tăng thêm.