Chính phủ, Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các lâm trường quốc doanh (Trang 35 - 36)

 Các Lâm trường quốc doanh được chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng.

 Các Lâm trường quốc doanh chuyển đổi sang các hình thức kinh

doanh khác.

 Các Lâm trường quốc doanh phải giải thể nếu làm ăn thua lỗ.

2.2.2 Tình hình quản lý đất đai của lâm trƣờng.

Thực hiện Nghị định số 12/CP của Chính phủ, các lâm trường đã tiến hành rà sốt, giảm bớt diện tích đất quản lý giao cho các địa phương và các hộ gia đình quản lý để sử dụng có hiệu quả hơn. Từ bảng 3 ta thấy, tính tới năm 2001, các lâm trường chỉ còn quản lý 5.000.794 ha giảm 19,85% tương đương với giảm 1.238.423 ha so với năm 1991. Năm 1991, bình quân một lâm trường được giao quản lý khoảng 15.143 ha (riêng đất lâm nghiệp là 14.067 ha), đến năm 2001 diện tích bình qn một lâm trường quản lý giảm xuống chỉ còn 13.589 ha, riêng đất lâm nghiệp là 12.092 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên (42%), vùng Bắc Trung Bộ (22,6%), miền núi Trung du Bắc Bộ (11,5%),…

Diện tích đất Lâm trường quốc doanh giảm đi chủ yếu là do chủ trương rà soát, sắp xếp lại Lâm trường quốc doanh giao lại cho địa phương là chính: 232 lâm trường trả lại cho 47 tỉnh, thành phố 1.262.732 ha, trong đó đất chưa sử dụng chiếm 43,63% và đất lâm nghiệp có rừng chiếm 43,0%. Cụ thể, nguyên nhân quỹ đất lâm trường giảm là do 25:

- Chính quyền địa phương đã điều chỉnh đất đai của lâm trường để thành lập các khu định cư mới cho các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới, các dự án phát triển kinh tế, đất làm nhà ở hoặc cho các nhu cầu khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các lâm trường quốc doanh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)