38 Tổ chức và chính sách đối với Lâm trường quốc doanh: Thực trạng và giải pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2001.
3.2.2.2 Chính sách tài chính, tín dụng.
Nhà nước cần có chính sách tài chính ưu đãi đối với Lâm trường quốc doanh, như lãi suất vay vốn trồng rừng, chế biến lâm sản, thuế sử dụng đất, chế độ nộp lợi nhuận, tăng vốn lưu động,…
Đối với các lâm trường chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh phải hạch toán kinh tế theo Luật Doanh nghiệp và thực hiện quy chế tài chính và hạch tốn kinh doanh theo Nghị định 59- CP ngày 3/10/ 1996 và Nghị định số 27/1999- NĐ- CP ngày 20/4/1999 về sửa đổi, bổ sung, quy chế quản lý tài chính và hạch tốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59-CP của Chính phủ. Riêng đối với hoạt động cơng ích các lâm trường có thể tham gia dưới hình thức Nhà nước “đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định”39, nếu lâm trường đồng ý với yêu cầu của Nhà nước.
Tiền bán rừng trồng, tiền trích khấu hao cơ bản, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà nước ưu tiên để lại cho lâm trường để đầu tư thâm canh, trồng lại rừng, dịch vụ kỹ thuật, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tiến hành rà soát thống kê lại vốn và tài sản của từng lâm trường. Trên cơ sở nhu cầu về vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư lâm sinh theo phương án sản xuất kinh doanh của lâm trường. Nhà nước cần bổ sung thêm vốn để các lâm trường có thể tự tổ chức triển khai. Lâm trường được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 106/2004/ NĐ- CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong đó được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp có thời hạn tối đa khơng q
15 năm, được Nhà nước bổ sung vốn sản xuất và được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện nay là tự chủ kinh doanh nên họ rất thận trọng trong việc cho các lâm trường vay vốn trong thời hạn dài mặc dù dự án có hiệu quả và việc cho các hộ gia đình vay 20-30 triệu đồng/ hộ để phát triển kinh tế. Nhà nước cần có chính sách tín dụng để hỗ trợ các lâm trường và hộ gia đình, trong trường hợp ngân hàng đồng ý cho vay thì phải cho vay đủ 100% số tiền dự án cần.
Các lâm trường khi bàn giao lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng công cộng, như đường giao thông, hệ thống điện, bệnh xá… được xây dựng trước đây để phục vụ cho nhu cầu trên địa bàn về cho các địa phương quản lý và được Nhà nước giảm vốn tương ứng với giá trị tài sản khi bàn giao.
Nhà nước cấp kinh phí giải quyết các tồn đọng về tài chính như các khoản lỗ, nợ quá hạn, lao động dôi dư. Lâm trường phải lập phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện, trong đó chú ý các giải pháp về lao động, tài chính , tài sản nhất là về đất đai, rừng và vườn cây theo Nghị định số 64/2002/ NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành cơng ty cổ phần. Cồ phần hố các nhà máy, cơ sở chế biến, của lâm trường, thí điểm cổ phần rừng trồng của lâm trường, khơng cổ phần hoá rừng tự nhiên và những diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên. Việc chuyển đổi các Lâm trường quốc doanh thành các công ty cổ phần sẽ giúp cho việc huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn đầu tư nước ngoài được dễ dàng hơn và sử dụng hiệu quả hơn. Nhà nước nên khuyến khích các hình thức tổ chức liên doanh giữa Lâm trường quốc doanh và các thành phần kinh tế khác trong quá trình đầu tư trồng rừng. Nếu xét trên tổng thể, phần lớn các lâm trường đang ở trong giai đoạn đầu tư chứ chưa bước sang giai đoạn kinh doanh. Nhu cầu đầu tư là rất lớn, trong khi đó khả năng đầu tư của Nhà nước (chủ yếu qua tín dụng) chỉ đáp ứng một phần. Vì vậy, cần kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
khác như: Nhà nước cần có chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngồi để bảo vệ rừng, đặc biệt khuyến khích áp dụng cơ chế liên doanh giữa lâm trường với các tổ chức, hộ gia đình trong tạo rừng và chế biến lâm sản
.