hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.
2.2 Thực trạng đổi mới Lâm trƣờng quốc doanh.
2.2.1 Biến động về số lƣợng lâm trƣờng.
Việc đổi mới các Lâm trường quốc doanh bắt đầu từ đầu những năm 90, đại đa số Lâm trường quốc doanh chuyển từ doanh nghiệp do trung ương quản lý sang cho doanh nghiệp do địa phương quản lý. Tuy nhiên, các cấp chính quyền tỉnh cũng khơng đủ sức hỗ trợ cho các Lâm trường quốc doanh làm ăn không hiệu quả và trong hoàn cảnh thiếu bảo hiểm xã hội, các Lâm trường quốc doanh phải thực hiện các hoạt động để tồn tại với chí phí tối thiểu21 như chi trả cho việc nghỉ mất sức, …Các nỗ lực nhằm chuyển Lâm trường quốc doanh thành các doanh nghiệp cơng ích cho đến hiện tại vẫn chưa thành công, theo Nghị định về Lâm trường quốc doanh, các Lâm trường quốc doanh tuyệt đối không được chuyển thành “các doanh nghiệp Nhà nước làm dịch vụ cơng ích” 22.
Sau khi đăng ký lại doanh nghiệp theo Nghị định số 388/HĐBT (1991), cả nước có 412 lâm trường. Trong đó có 69 lâm trường (16,7%) do trung ương quản lý và 343 lâm trường (83,3%) do địa phương quản lý. Đến năm 2002, cả nước còn 368 lâm trường so với sau khi đăng ký lại doanh nghiệp đã giảm 10,7%. Trong số 368 lâm trường, các tổng công ty (trung ương) quản lý 40 lâm trường chiếm 10,9% (riêng Tổng công ty Lâm nghiệp quản lý 19 lâm trường), các địa phương quản lý 328 lâm trường chiếm 81,9 % tổng số lâm trường. Các lâm trường phân bố 7 vùng tự nhiên của đất nước, nhiều nhất ở các vùng Tây Nguyên là 108 lâm trường (chiếm 29,34%), Miền núi phía Bắc 105 lâm trường (chiếm 28,5%), Bắc Trung Bộ 70 lâm trường (chiếm 19%),