Thực tế quản trị về khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị TSLĐ tại công ty cổ phần tiếp vận PL (Trang 43 - 47)

2 .1Giới thiệu chung về công ty cổ phần tiếp vận PL

2.1.2 .1Chức năng của công ty

2.3 Thực tế công tác quản trị tài sản lưu động tại Công Ty CP Tiếp Vận PL

2.3.2.2 Thực tế quản trị về khoản phải thu

Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề như :chính sách tiêu thụ sản phẩm, việc tổ chức và bảo tồn vốn lưu động, việc gia tăng chi phí quản lý nợ…Vì vậy chúng ta đi đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 ảnh hưởng như thế nào đến việc quản lý tài sản lưu động của công ty.

Theo số liệu ở bảng 1 ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn, cho thấy vốn của doanh nghiệp bị các tổ chức, cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty.

Như đã phân tích ở bảng 1, ta thấy mặc dù khoản phải thu của doanh nghiệp tăng qua 3 năm, nhưng tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng tài sản có giảm vào năm 2010, điều đó cho thấy doanh nghiệp cũng đã có những cố gắng để giảm bớt cơng nợ phải thu.

Biểu đồ số 5: Biến động của các khoản phải thu

Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì khoản mục các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, trên 60% tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, giao nhận nên có rất nhiều chi phí phải ứng trước cho khách hàng để chi trả cho các hãng tàu, đại lý đầu nước ngồi, các phụ phí tại cảng …. Mặt khác các khách hàng của công ty đa phần là khách hàng lớn và thời gian thanh toán tiền làm hàng là rất lậu

Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản phải thu khách hàng (trên 51%). các khách hàng lớn của công ty đa phần là các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hiệu quả kinh doanh không cao dẫn tới các khách hàng này cần vốn để dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh về sau nên các khoản nợ mà các doanh nghiệp này nợ công ty đa phần họ để tới quý 1 của năm sau họ mới thanh toán. Cụ thể, năm 2012, khoản phải thu tăng 19,8 tỷ đồng so với 2011 là do khoản phải thu khác tăng 3.3 tỷ đồng, tương ứng 220,24%. Và năm 2013 khoản mục này tăng 65 tỷ đồng, chủ yếu là do khoản mục trả trước cho người bán tăng 55,8 tỷ đồng.

Một điều đáng chú ý khi nhìn vào bảng phân tích này là khoản mục ứng trước cho người bán, tuy tỷ lệ của khoản mục này chiếm rất nhỏ và thấp hơn nhiều so với khoản phải thu nhưng nó tăng lên một lượng rất lớn vào năm 2013 với giá trị 15,3 tỷ ( tương ứng 385,14%) so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2013 công ty tập trung vào tìm kiếm thêm các đại lý vận tải mới đầu nước ngoài, phát triển thêm vận chuyển các tuyến từ Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, các nước châu âu và Mỹ

nên các chi phí liên quan đến vận chuyển và hoa hồng cho đại lý đó cơng ty phải ứng trước để tạo niềm tin và uy tín sau này.

Tóm lại, trong q trình phân tích 3 năm qua, ta nhận thấy cả về mặt giá trị của khoản phải thu lẫn về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì đều có chiều hướng tăng cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng khá lớn. Để biết rõ hơn khả năng thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu thanh tốn của cơng ty, chúng ta đi phân tích các chỉ số liên quan đến khoản phải thu.

Bảng 2. 5 : PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU

( Nguồn: Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính- Phịng tài chính- kế tốn)

Qua bảng số liệu, ta thấy khoản phải thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 16% đồng thời tỷ lệ khoản phải thu so với tài sản lưu động tăng 1,15% do tốc độ tăng của khoản phải thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động.

Đến năm 2013 thì tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng lên 69%, nhưng tốc độ tăng của TSLĐ còn nhanh hơn 73%. Cho thấy phần vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của công ty khác.

Cụ thể vào năm 2012 trong 100 đồng vốn thì doanh nghiệp chỉ chiếm dụng của nhà cung cấp 31 đồng, còn khách hàng chiếm dụng của doanh nghiệp tới 69 đồng. Tình hình này đã được cải thiện trong năm 2011 khi hệ số nợ phải trả trên nợ phải thu tăng từ 0.42 (năm 2011) lên đến 0.46. Doanh nghiệp đã có cố gắng giảm đi

lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng, nhưng doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp mạnh hơn để tăng cường thu hồi công nợ.

Bảng 2.6 : TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN KPT KHÁCH HÀNG

( Nguồn: Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính- Phịng tài chính- kế tốn)

Ta thấy số vòng quay phải thu khách hàng đều tăng qua các năm, từ 2,33 vòng vào năm 2011 lên 2,39 vịng vào năm 2013. Điều này chứng cơng tác thu hồi nợ của công ty đã được quan tâm và công ty đã có những chính sách thu hồi nợ hợp lý như thanh toán ngay sau khi gửi chứng từ hoặc vào cuối tháng sẽ được chiết khấu 5%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nên khách hàng của cơng ty hoạt động thu lợi nhuận ít mà lại cần vốn để quay vịng nên cơng ty vẫn gặp những khó khăn nhất định trong việc thu hồi nợ

Biểu đồ số 2.6 : TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN KPT

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu tuy có thấp hơn trung bình ngành nhưng trong 3 năm qua chỉ số này có tăng (2.33 đến 2.39 lần), trong khi xu hướng công ty trong nhóm cùng ngành Logisstics lại giảm (2.99 xuống 2.74). Mức tăng không lớn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị TSLĐ tại công ty cổ phần tiếp vận PL (Trang 43 - 47)