Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện quản trị định

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản thái bình dương (Trang 42 - 44)

giá mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản thái bình dương

4.2.1 Dự báo về mơi trường ngành

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỷ USD năm 2008. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu căm 2011 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so với năm 1990, bình qn tăng 18,5%/năm). Thủy sản ln trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay đến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên tồn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm.

(Nguồn: http://thuysanvietnam.com.vn )

Trong năm 2015, vẫn sẽ là một năm có nhiều thách thức với ngành thủy sản do khó khăn chung của thế giới và trong nước. Cụ thể là những thị trường truyền thống có thể tiếp tục đi xuống do sức mua giảm, các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật, kiểm sốt dịch bệnh cịn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng và kiểm sốt chất lượng vật tư đầu vào cho ni trồng thủy sản cịn yếu kém, chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn.

Dù được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng môi trường kinh tế vĩ mô trong nước sẽ ổn định hơn trong năm 2015, lạm phát và lãi suất được dự báo sẽ giảm dần qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển.

(Nguồn http://tamnhin.net )

Ngày nay, trước những nguy cơ về sức khỏe thì thủy sản đã trở thành thực phẩm được lựa chọn an toàn nhất trong số các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo FAO

(2013), trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng khoảng 7%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng dân số 1,7%/năm. Năm 2013, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản trên toàn thế giới đạt 16,8kg/người/năm và ước đạt 19,1kg/người/năm vào năm 2015. Việt Nam có mức tiêu dùng thủy sản bình quân đầu người đạt 19,4kg trong năm 2007, năm 2013 là 22kg và ước đạt 26,4kg vào năm 2015. Như vậy, Việt Nam ln có mức tiêu dùng thủy hải sản theo đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới. Đây là điều kiện tốt để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển.

(nguồn http:// fof.hcmuaf.edu.vn )

4.2.2 Mục tiêu chiến lược, định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thờigian tới gian tới

Định hướng chung của công ty

Trong 5 năm 2014-2019 công ty tập trung vào một số vẫn đề then chốt nằm mở rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cũng như xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, khoa học.

Tiếp tục đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên hiện tại, xây dựng văn hóa cơng ty vững mạnh, phát huy tính sáng tạo của các cá nhân.

Đẩy mạnh các hoạt động của sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường đặc biệt chú trọng thị trường nhà hàng khách sạn khu công ngiệp, tăng cường các hoạt động marketing đặc biệt là các hoạt động khuyến mại, mở rộng tuyến sản phẩm, hoạt động quảng bá hình ảnh của cơng ty nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường thủy sản đông lạnh.

Công ty đưa ra mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2014-2019 (nguồn: phòng kinh

doanh)

Doanh thu tiêu thụ: 125 808 triệu đồng Tổng chi phí: 93 098 triệu đồng

Lợi nhuận: 32 710 triệu đồng

Cơng ty vẫn duy trì mục tiêu định giá tăng tối đa mức tiêu thụ trong giai đoạn này, giá đưa ra có tính cạnh tranh thơng qua các chương trình khuyến mại với hình thức giảm giá là chủ yếu.

Định hướng đối với hoạt động quản trị định giá của cơng ty (2014-2019)

Hồn thiện các hoạt động quản trị định giá, tập trung vào hoạt động: chủ động với sự biến đổi giá của đối thủ cạnh tranh, và đưa ra các mức giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Vẫn duy trì mục tiêu định giá: tăng tối đa mức tiêu thụ.

Công ty vẫn tiếp tục xác định thị trường mục tiêu chính chủ yếu vẫn là thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó mở rộng hơn nữa thị trường ra các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Hải Dương...duy trì mức giá bán cho khách hàng cũ, và đưa ra những mức gía, các chương trình về giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng ở xa, tùy từng vùng mức giá thay đổi theo khoảng cánh.

Định giá trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các chương trình khuyến mại để cạnh tranh, dành tối đa thị phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản thái bình dương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)