Thực trạng mục tiêu xúc tiến thương mại của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm ô tô tải isuzu của công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí và thương mại phúc hương trên thị trường hà nội (Trang 38 - 39)

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về phát triển xúc tiến thương mạ

3.3.2.2 Thực trạng mục tiêu xúc tiến thương mại của công ty

Mục tiêu của xúc tiến thương mại mà công ty hướng đến là xây dựng mối liên kết bền chặt với các bạn hàng quen thuộc, bên cạnh đó là làm cho số lượng khách hàng biết đến nhiều hơn và ngày càng khẳng định thương hiệu trong tâm trí họ. Từ đó cơng ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường và tăng mức độ nhận diện thương hiệu đối với người tiêu dùng để kích thích nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng, dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên cũng tùy vào từng thời điểm kinh doanh mà công

ty sẽ lựa chọn các mục tiêu xúc tiến khác nhau thơng qua đó lựa chọn được chiến lược marketing-mix phù hợp.

Ông Vũ Thế Phúc – giám đốc cho biết công ty đặt ra mục tiêu xúc tiến thương mại đối với sản phẩm ô tô tải Isuzu 5 năm một lần. Cụ thể, mới đây nhất là mục tiêu từ năm 2011 đến năm 2015:

- Mục tiêu doanh thu hàng năm tăng 15%, tăng 10% số lượng khách hàng mua ô tải Isuzu của công ty

- Mục tiêu phát triển hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm xe tải Isuzu có đóng sẵn thùng xe của cơng ty trong tâm trí khách hàng. Định vị sự vượt trội về chất lượng, giá cả và dịch vụ sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa vào bán hàng cá nhân và xúc tiến bán.

Đây là những mục tiêu chung, đơn thuần cho bất cứ chương trình xúc tiến nào, chưa có sự đột phá, thời gian xác định mục tiêu quá dài, chưa cụ thể hóa cho từng thời gian tiến hành chương trình xúc tiến và có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm ô tô tải isuzu của công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí và thương mại phúc hương trên thị trường hà nội (Trang 38 - 39)