4. PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp là các thông tin được thu thập lần đầu tiên nhằm một mục tiêu nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu và thu thập dữ liệu sau:
• Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm
Là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phiếu câu hỏi điều tra trắc nghiệm theo một trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt
chẽ nhằm ghi chép những thơng tin xác đáng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung:
» Xác định nhóm đối tượng điều tra » Xây dựng bảng câu hỏi điều tra » Tiến hành phát phiếu điều tra
» Xác định công cụ sử dụng (câu hỏi kết mở, thang đo lường khoảng
cách, thang Likert) mang tính chất định tính, định lượng.
- Cách thức tiến hành: Xây dựng bảng điều tra khách hàng gồm 10 câu hỏi, xác định mẫu điều tra gồm 20 người là khách hàng của doanh nghiệp và phát phiếu điều tra sau đó thu lại để xử lý.
» Số phiếu điều tra phát ra : 20 phiếu » Số phiếu điều tra thu về : 20 phiếu » Số phiếu điều tra hợp lệ : 20 phiếu
- Ưu và nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm: câu trả lời không bị ảnh hưởng lẫn nhau, thơng tin được thu thập một cách nhanh chóng, kịp thời.
Nhược điểm: hạn chế về số lượng thành viên, khách hàng có thể trả lời khơng chính xác trong phiếu điều tra.
- Mục đích áp dụng: tác giả sử dụng bảng phiếu điều tra đã được trả lời để phân tích xử lý và đánh giá thực trạng ứng dụng các công cụ truyền thông marketing điện tử của công
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm việc thu thập nguồn dữ liệu hiện có, kể cả các nguồn nội bộ của doanh nghiệp (các báo cáo kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 và nguồn bên ngoài như các tài liệu thống kê kinh tế, qua báo đài, truyền hình, các cơng trình khoa học đã được thực hiện, qua internet…
Ưu điểm: thu thập thơng tin nhanh và đầy đủ, chi phí thấp hơn nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Những thơng tin mà dữ liệu thứ cấp mang lại có thể dùng ngay vào mục đích cụ thể nào đó mà khơng phải tốn nhiều thời gian xử lý.
Nhược điểm: Nguồn dữ liệu thứ cấp tồn tại sẵn nên có thể cũ, lỗi thời, khơng chính xác và độ tin cậy thấp.