Thực trạng chủ động nguồn nguyên phụ liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường châu phi của công ty cổ phần dệt 1010 (Trang 28 - 29)

Chương 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

3.3.2.3. Thực trạng chủ động nguồn nguyên phụ liệu

Nguyên vật liệu cần cho sản xuất của công ty bao gồm: sợi bông, sợi tổng hợp, sợi Petex và các loại hóa chất, thuốc nhuộm …, đây khơng phải là những nguyên liệu phức tạp song lại đòi hỏi phải cung cấp kịp thời, đúng chủng loại để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu chất lượng sợi không đạt yêu cầu sẽ ảnh hưởng tới quá trình kéo sợi cũng như sẽ ảnh hưởng đến độ săn, độ đàn hồi và sự dai của sợi.

Công ty lựa chọn đối tác cung ứng dựa vào các yêu cầu: sản phẩm đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng đúng, giá cả hợp lí và cùng nhau xử lí các trường hợp khó khăn khi xảy ra. Nguồn nguyên liệu và các vật dụng cần thiết của cơng ty chủ yếu nhập từ các đối tác có uy tín sau:

- Cơng ty Polyfin Canggih

- Cơng ty Evergreen Global Pte.Ltd - Công ty Ciba

- Công ty Hua Long Việt Nam - Công ty Tân Phú Cường - Công ty chỉ may Phong Phú - Cơng ty bao bì 27/7

Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty được nhập từ hai nguồn chính sau:

- Nguồn trong nước chiếm 50%: hiện nay nguồn sợi trong nước tương đối nhiều bao gồm nguồn sợi bông và sợi tổng hợp. Nguồn cung ứng này khá dồi dào, giá cả thấp nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp công ty chủ động trong sản xuất.

- Nguồn nước ngoài chiếm 50%: nguồn nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Indonesia và Đài Loan. Công ty chọn hai bạn hàng chiến lược này vì ngun vật liệu có chất lượng cao, có nhiều ưu đãi về điều kiện thanh tốn giúp cơng ty giảm bớt khó khăn về tài chính trong ngắn hạn khi phải bỏ một số vốn khá lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này có bất lợi là thủ tục nhập khẩu khá phức tạp, chi phí nhập khẩu cao. Mặt khác, tồn bộ ngun liệu chính là sợi Petex và các loại hóa chất, thuốc nhuộm tạo nên thành phẩm màn tuyn có giả cá khơng ổn định và phải mua của nước ngoài nên sản xuất của công ty cũng bị động, ảnh hưởng tới khâu dệt và hồn tất sản phẩm.

Điển hình là tháng 6 năm 2011, giá sợi bông đang từ 1,9USD/kg đã một mạch thẳng tiến lên 5USD/kg, sợ thiếu nguyên liệu sử dụng nên công ty đã chấp nhận mua sợi tại thời điểm giá cao nhất. Ngay sau đó giá sợi lại rớt mạnh xuống 3,2USD/kg khiến công ty bị lỗ một khoản không nhỏ.

Nếu như công tác thị trường xuất khẩu và công tác thị trường nguồn nguyên vật liệu được làm tốt song song với nhau thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao từ hoạt động xuất khẩu và tạo đà phát triển cho cơng ty. Vì thế ta có thể khẳng định, cơng tác thị trường là một cơng việc hết sức khó khăn nhưng cũng vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển nói chung của cơng ty và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường châu phi của công ty cổ phần dệt 1010 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)