.Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường châu phi của công ty cổ phần dệt 1010 (Trang 33)

3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 còn gặp nhiều hạn chế là do:

Thứ nhất, hoạt động của các phịng ban chun mơn trong cơng ty cịn nhiều

bất cập và hạn chế như:

- Phòng cung ứng vật tư của cơng ty hoạt động có hiệu quả chưa cao. Số lượng cán bộ phịng vật tư còn thiếu và yếu. Mặt khác, việc tiếp cận được nguồn ngun liệu trong nước cịn hạn chế vì nguồn ngun liệu này cịn rất ít và chất lượng khơng đảm bảo.

- Phòng đảm bảo chất lượng chưa thực hiện được đầy đủ việc giám sát chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn ISO 9001 chưa được áp dụng một cách chặt chẽ trong các lơ hàng xuất khẩu dẫn tới vẫn có những sai sót.

- Phịng Marketing chưa được đầu tư thích đáng để phát triển hoạt động mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trên thế giới ngoài Châu Phi.

Thứ hai, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu tại Dệt 10/10 rất hạn chế vì

thiếu thơng tin về tình hình thị trường thế giới và thị trường các nước, thiếu nguồn tài chính, thiếu một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thâm sâu về chun mơn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm, thiếu mạng lưới phân phối sản phẩm ở thị trường các nước mà công ty xuất khẩu sản phẩm sang và đặc biệt là thiếu một chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu khoa học và hợp lí cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế trong giai đoạn hiện nay hoạt động xuất khẩu

của công ty phụ thuộc khá lớn vào tập đoàn VF, hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia khác mà khơng có sự tham gia của VF cịn rất hạn chế.

Cuối cùng là các nguyên nhân liên quan tới các nguồn lực phát triển và định

hướng xuất khẩu của công ty như:

- Lượng vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của việc đổi mới và nâng cấp máy móc, trang thiết bị; đơi khi cơng ty cịn thiếu vốn lưu động để mua các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

- Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lí chưa thực sự đáp ứng được u cầu của cơng tác sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

- Cơng suất sản xuất màn tuyn của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên chưa thể mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Chưa có văn phịng đại diện tại Châu Phi nên việc xuất khẩu hoàn toàn phải qua trung gian là tập đoàn VF- Đan Mạch.

- Chưa đầu tư thích đáng cho cơng tác tạo mẫu mã làm đa dạng hóa sản phẩm, chưa có đội ngũ cán bộ thiết kế có chun mơn cao và nhiều ý tưởng sáng tạo.

- Công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu khuyếch trương thương hiệu trên thị trường thế giới.

3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ chính hoạt động xuất khẩu của cơng ty thì các yếu tố của thị trường bên ngồi cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty.

Một là, tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu thường xuyên biến động làm ảnh hưởng

tới việc tính giá thành và định giá bán sản phẩm của Công ty.

Hai là, các thủ tục xuất nhập khẩu còn khá phức tạp, tốn thời gian gây khó

khăn cho hoạt động xuất khẩu của Cơng ty.

Ba là, Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc sản xuất hàng

giả, hàng nhái. Trên thị trường vẫn cịn tồn tại các loại Màn giả có cùng nhãn mác song chất lượng kém làm ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm của Cơng ty. Do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tác động xấu tới hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MÀN TUYN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 4.1. Định hướng phát triển

4.1.1. Định hướng phát triển của ngành Dệt may Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” vào ngày 14/3/2008, sau đó được Bộ Cơng thương phê duyệt vào ngày 19/11/2008, trong đó, ngành Dệt - may sẽ được phát triển theo hướng chun mơn hố, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng hàng Dệt- May Việt Namgiai đoạn 2010- 2020 giai đoạn 2010- 2020

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2020

Tăng trưởng sản xuất

hàng năm 16 - 18 % 12 - 14 %

Tăng trưởng xuất khẩu

hàng năm 20 % 15 %

(Nguồn: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020)

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong “Chiến lược phát triển ngành Dệt- May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2006 Mục tiêu toàn ngành 2010 2015 2020

1. Doanh thu Triệu

USD 7.800 14.800 22.500 31.000

2. Xuất khẩu Triệu

USD 5.834 12.000 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động Nghìn

người 2.150 2.500 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70

5. Sản phẩm Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60 Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300 Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650 Vải Triệu m2 575 1.000 1500 2.000 Sản phẩm may Triệu SP 1.212 1.800 2850 4.000

(Nguồn: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt- May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020)

Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan sẽ tạo điều kiện cho ngành Dệt - may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả đồng thời khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt - may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. Mục tiêu phát triển

ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

4.1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Phi

Trong thời gian tới, là một thành viên của ngành Dệt - may Việt Nam, quán triệt đường lối phát triển của ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời giữ vững được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Công ty Dệt 10-10 đã đặt ra cho mình những mục tiêu kinh doanh cụ thể như:

 Xuất phát từ tiềm năng mở rộng thị trường và từ thực trạng cơng suất máy móc thiết bị hiện nay, Cơng ty đã có chủ trương đúng đắn và tầm nhìn chiến lược trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục sử dụng hiệu nguồn vốn huy động của mình để đầu tư hồn thiện các hạng mục phục vụ mở rộng sản xuất tại Cổ Bi, nâng cao khả năng xuất khẩu cho Công ty.

 Cơng ty vẫn duy trì các mặt hàng là thế mạnh của mình, phát triển và hoàn thiện cao về chất lượng cũng như mẫu mã phong phú. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chế thử sản phẩm, cải tiến và hoàn thiện hơn nữa sản phẩm màn tuyn, bẫy bắt cơn trùng để có thể sản xuất hàng loạt và xuất sang thị trường các nước Châu Phi.

 Tăng cường hợp tác với VF để nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới nhằm giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của VF trên thị trường quốc tế

 Tiếp tục đầu tư chiều sâu về trình độ của cán bộ kỹ thuật để nắm bắt kịp thời khoa học - kỹ thuật công nghệ.

 Tiếp tục thực hiện các biện pháp để nâng cao doanh thu, nhất là doanh thu xuất khẩu, tăng lợi nhuân, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và tăng tỷ lệ cổ tức cho các cổ đông

 Giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng hơn nữa thị phần của mình trên thị trường thế giới. Đẩy mạnh phương thức bán hàng trực tiếp, đặc biệt là tiến tới xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu Phi mà không phải qua bạn hàng trung gian là Đan Mạch. Tiếp tục tham gia quảng cáo, chào hàng, tham dự các hội thảo liên quan

đến mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại. Đồng thời Công ty cũng đề ra nhiệm vụ khảo sát các thị trường mới để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bảng 4.3. Các chỉ tiêu chung của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 tronggiai đoạn 2010- 2020 giai đoạn 2010- 2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu 2010 2015 2020 1. Giá trị SXCN Tỷ VNĐ 1.600 3.700 7.200 2. Doanh thu Tỷ VNĐ 2.700 6.200 11.530

3. Xuất khẩu Triệu USD 160 390 780

4. Sản phẩm

Vải tuyn Triệu m2 660 2.500 5.300

Màn tuyn Triệu màn 80 328 527 5. Nộp ngân sách Tỷ VNĐ 6,882 14,335 25,714 6. Lợi nhuận Tỷ VNĐ 10 23 45 7. Tổng số lao động Người 2.750 3.970 4.915 8. Bình quân thu nhập Triệu VNĐ 3,5 6,5 10 9. Cổ tức % 30 30 30

(Nguồn: Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 giai đoạn 2010- 2020)

4.2. Các đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi

4.2.1. Tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm

 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ màn tuyn thứ phẩm công ty cần chú trọng các biện pháp sau:

- Kiểm tra nghiêm ngặt quy trình sản xuất, phải xác định phương án sản phẩm, lập quy trình sản xuất cho sản phẩm, xác định và chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu, các tài liệu liên quan đến sản phẩm (các thông số tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã bao gói…).

- Thực hiện đổi mới cơng nghệ, thay thế dây truyền công nghệ cũ nhằm đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

- Không ngừng đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. - Thực hiện chế độ khuyến khích cả về tinh thần lẫn lợi ích vật chất một cách thoả đáng, thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng công khai.

- Đối với nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chất lượng và thời gian cho các nơi làm việc, nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập kho.

- Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất thường xuyên kiểm tra sự chấp hành quy định sản xuất của công nhân, tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất.

- Tiến hành bảo quản tốt thành phẩm tránh hiện tượng chất lượng bị giảm sút trước và sau khi nhập kho.

 Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm thơng qua yếu tố giá cả

Khi xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh rất hữu hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay, Dệt 10-10 vẫn duy trì chính sách định giá sản phẩm khá thấp, chủ yếu “lấy công làm lãi” để thoả mãn nhu cầu của các khách hàng có thu nhập trung bình và những thị trường bình dân ở các nước châu Phi. Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua yếu tố giá Dệt 10-10 cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động khơng ngừng sáng tạo, trau dồi kinh nghiệm đồng thời tích cực đổi mới cơng nghệ để nâng cao năng suất lao động, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân cơng trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra.

- Bắt buộc giảm tối đa các loại chi phí trung gian có thể. Đặc biệt quan trọng nhất là trong quá trình sản xuất cần cố gắng tiết kiệm tối đa nguồn vật tư để giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Biện pháp giảm chi phí sản xuất nói chung và giảm chi phí xuất khẩu nói riêng là một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

- Nhập các thiết bị dệt may tương đối hiện đại nhưng mức độ tự động hố cịn thấp, sau đó cơng sẽ tiến hành nghiên cứu để nâng cấp mức tự động hoá của

thiết bị vừa nhập nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Phòng kỹ thuật và đầu tư của Dệt 10-10 cần phối hợp với các cơ quan tiến hành nghiên cứu chế tạo các thiết bị phục vụ cho công nghiệp Dệt - may trong việc thiết kế và chế tạo các loại máy móc, thiết bị q đắt khơng thể nhập khẩu được.

- Đặc biệt Công ty cần coi việc hiện đại hố cơng nghệ sản xuất là một q trình phát triển từ thấp tới cao, xác định được mức công nghệ sản xuất phù hợp với mình. Từ đó để lựa chọn cơng nghệ sản xuất và hiện đại hố dần dần từng bước.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược nhằm chủ động và mở rộng thị trường xuất khẩu

Thị trường là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu với mỗi Công ty xuất khẩu hiện nay. Màn tuyn của Dệt 10-10 đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên Cơng ty vẫn chưa có nhiều đối tác lớn như tập đồn VF. Mặt khác, để công tác nghiên cứu và xây dựng thị trường vững chắc tại Châu Phi nói riêng và các thị trường khác nói chung có thể thành cơng một cách tồn diện và đạt kết quả tốt lại địi hỏi Cơng ty phải có sụ đầu tư thích đáng cả về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, Cơng ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

 Đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu thị trường. Thường xuyên cử cán bộ của Công ty sang các thị trường mới để thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác mới và thu thập thông tin về thị trường.

 Cần thường xuyên quan hệ với các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, các tổ chức làm cơng tác đối ngoại… có cơ sở ở Việt Nam và các nước để tìm kiếm thêm khách hàng.

 Bên cạnh đó Cơng ty cũng cần mở chiến dịch tìm kiếm khách hàng mới thơng qua việc tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế. Đây là cách tiếp cận tốt nhất để phát hiện nhu cầu thị trường.

 Công ty cũng cần nghiên cứu bước đi của các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia,… Đây là những đối thủ có lợi thế riêng của họ trong việc sản xuất các sản phẩm cùng loại với Công ty như lợi thế về nguyên vật liệu, giá cả nhân cơng, mẫu mã… để từ đó đề ra phương hướng phát triển phù hợp cho mình trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

 Giành được quyền chủ động cũng như các lợi thế về thơng tin, Cơng ty có thể tiến hành một số giải pháp như:

- Thiết lập và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phân phối, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên nếu như nhà phân phối cung cấp thơng tin nhanh và chính xác.

- Thiết lập mối quan hệ với các Đại sứ quán của Việt Nam ở các quốc gia mà Cơng ty có sự quan tâm cũng như với các Đại sứ quán của các quốc gia đó ở Việt Nam. Trên cơ sở các mối quan hệ đó ta có thể khai thác các thơng tin liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường châu phi của công ty cổ phần dệt 1010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)