CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn như: các cơng trình nghiên cứu, các đề án, các trang báo mạng về chun ngành có uy tín, các sách báo chun ngành và các ngành liên quan, các thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ
quan quản lý như: Tổng cục Du lịch Việt Nam Việt Nam, Tổng cục thống kê, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh
Kết quả thu thập được là cơ sở ban đầu cho việc đánh giá tổng hợp nhằm đánh giá khách quan, khoa học mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Qua các số liệu thu thập được về tài nguyên, hoạt động du lịch … của tỉnh Bắc Ninh, tác giả xử lý số liệu và hệ thống hóa thành các bảng số liệu và thực hiện phân tích, nhằm làm rõ thực trạng phát triển của du lịch và du lịch văn hóa của Bắc Ninh.
1.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
a/ Bảng câu hỏi: - Nội dung:
Xây dựng phiếu điều tra với các câu hỏi đóng và mở, nhằm tìm hiểu ý kiến của khách du lịch. Câu hỏi đóng bao gồm những câu hỏi cụ thể và một số câu trả lời có sẵn ở mỗi câu để lựa chọn. Câu hỏi mở để cho người trả lời tự diễn tả ý nghĩ của mình. Gồm 2 bảng:
- Mục đích:
+ Thu thập một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu, cụ thể là khách du lịch.
+ Điều tra thực trạng nhận phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh thì phương pháp này giúp cho việc thu thập thơng tin về điểm du lịch, khách du lịch và các dữ kiện tại điểm du lịch.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH