Các nội dung phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Các nội dung phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh

2.2.1.1. Thực trạng khai thác có hiệu quả các giá trị các di sản văn hóa để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù

Hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất phong phú, đa dạng. Di tích có 1.589 di tích; (trong đó có 628 di tích được xếp hạng, bao gồm: 04 di tích quốc gia đặc biệt; 203 di tích quốc gia; 421 di tích cấp tỉnh; 961 di tích chưa xếp hạng); 10 hiện vật, nhóm hiện vật được cơng nhận là bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể Bắc Ninh cũng rất đặc sắc như: 547 lễ hội truyền thống, 140 làng nghề trong đó có 62 làng nghề truyền thống; 03 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; 08 di sản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cùng các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống khác nhau như: Tuồng, Chèo, Ca trù, Trống quân... Đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.

* Khai thác Dân ca Quan họ

Trước khi quan họ được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, quan họ đã thu hút khá nhiều sự tìm hiểu và thưởng thức của du khách trong và ngoài nước qua những lễ hội truyền thống của Bắc Ninh, những cuộc thi hát quan họ… Du khách biết đến và yêu thích quan họ bởi cái hay, cái đẹp vốn có của nó. Đặc biệt, Bắc Ninh hàng năm có rât nhiều du khách tới lễ hội để được được đắm chìm trong khơng khí thấm đượm tình qun họ, dun quan họ. Khơng phải ngẫu nhiên người ta bảo Hội Lim (Tiên Du) là lễ hội đặc sắc vùng quan họ. Khơng biết bởi dun trời hay tình người quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về” … Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội. Đã có nhiều nhà đầu tư xây dựng và phát triển nhiều dự án dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng này của Bắc Ninh để phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch tới Bắc Ninh.

Hình 2.10. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Sau khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, các cấp quản lý đã chú trọng hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc và độc đáo của dân ca quan họ Bắc Ninh dưois nhiều hình thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động khai thác: Bên cạnh những hoạt động, những dự án đầu tư có trọng điểm, có sức thu hút và quảng bá quan họ của du lịch Bắc Ninh, vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập xoay quanh việc phát triển du lịch Bắc Ninh dựa trên việc khai thác các giai trị văn hóa quan họ. Điều đó dần làm mất đi vẻ đẹp của Quan họ, của người dân Kinh Bắc. Tháng Giêng, bạn bè hóa hức hẹn nhau đi hội Lim. Hội Lim đã đi nhiều, nhưng sao vẫn chưa thỏa. Rõ là Hội Lim giờ đây quy mơ lớn, tổ chức hồnh tráng nhưng lại thiếu đi cái đằm thắm, chất tâm

tình và cái duyên Quan họ - những cái tự nhiên riêng có của quan họ, khiến cho “Ai xui nên nỗi nhớ nhau đi tìm…” mỗi khi xuân về, tháng giêng đến. Nhiều người trở về từ hội Lim thất vọng vì “tưởng quan họ thế nào”… Quả thực, nếu chỉ nghe hát quan họ qua những chiếc loa kích âm, trong khơng khí lễ hội ồn ào và qua sự trình diễn của những diễn viên quan họ trẻ tuổi, thì thật khó có thể tưởng tượng được tại sao quan họ lại ngấm vào máu bao nhiêu thế hệ ở Bắc Ninh, khiến người ta say mê đến thế! Bên cạnh đó, dân ca quan họ Bắc Ninh vốn hình thành và phát triển gắn liền với khơng gian văn hóa làng xã, thì nay q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa khiến khơng gian văn hóa truyền thống đang bị thu hẹp dần. Chưa kể tới việc, dân ca quan họ - vốn được xem như một thú chơi nghệ thuật thuần nhất phi thương mại, rất hiếm trên thế giới – nay bị sân khấu hóa và thương mại hóa. Một bộ phận không nhỏ những người hát quan họ hiện nay (nhất là các bạn trẻ) đã gần như rời xa các lề lối và kĩ thuật thanh nhạc cổ điển, lạm dụng nhạc đệm điện tử và các thiết bị loa đài… dẫn tới việc những nét tinh túcuar quan họ đang bị biến dạng. Người ta có thể thấy Quan họ Bắc Ninh đang “phủ sóng” Hà Nội bởi chỉ sau một cú điện thoại, “liền anh liền chị” sẽ đến hát ngay cho khách có nhu cầu tại nhà riêng, cơ quan hay khách sạn – những sân khấu “liền địa” không thuyền trôi bồng bềnh, khơng ánh sáng hồnh tráng và âm thanh, đạo cụ. Hát quan họ cũng được đẩy lên thành loại hình kinh doanh đắt khách tại các quán rượu, nhà hàng tại Hà Nội hiện nay.

Sự đổi mới của hoạt động khai thác quan họ sau khi quan họ được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Những vấn đề bất cập của việc khai thác quan họ phục vụ mục đích du lịch đã phần nào được cải thiện kể từ khi quan họ được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 30-9- 2009, bởi từ đây người dân, các cấp quản lý, du khách và các nhà đầu tư đã nhận biết rõ rệt hơn tầm quan trọng trong việc khai thác quan họ với mục đích du lịch làm sao cho đúng đắn và đạt hiệu quả cao, giữ gìn và bảo tồn được quan họ với những tính chất vốn có của quan họ. Có thể nhận thấy sự thay đổi lớn lao trong công cuộc cải cách, đổi mới này hiện là một giải pháp tốt nhất góp phần làm cho Quan họ trường tồn và lan tỏa, xứng đáng là một điểm nhấn trong sản phẩm du lịch

* Khai thác làng nghề truyền thống

Theo Tổng cục Du lịch: “Du lịch làng nghề đang là lựa chọn số một của du khách. Theo thống kê, lượng du khách chọn du lịch văn hóa làng nghề chiếm tới 60% trong tổng số 800 triệu du khách trên toàn thế giới”

Hầu hết các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh được khách du lịch quan tâm, tham gia có tính chun nghiệp và tập trung nghề cao. Một số làng nghề đang phát triển mạnh cả về nghề cả về thu hút khách du lịch như làng Gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng Kỵ, mây tre đan Xn Hội… thì có đến 60 – 80% dân số trong làng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Hình 2.11. Tranh Đơng Hồ - Làng tranh Đơng Hồ

Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Trong một số làng nghề có sự phát triển đa dạng phong phú về các hộ nghề, các hộ kiêm và hộ chuyên ngành tham gia làm nghề. Một số các hộ đã tập hợp nhau lại để hình thành các hợp tác xã thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ cơng truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nơng thơn, từ đó phát triển hơn đời sống kinh tế - xã hội địa phương, ngành, vùng. Ngồi ra việc khơi phục,

bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà cịn góp phần đối với sự phát triển của ngành du lịch. Hiện nay bên cạnh các hình thức du lịch khác nhau của Bắc Ninh: du lịch văn hóa – lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái,… du lịch làng nghề đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa của văn hóa Kinh Bắc thực sự hấp dẫn khách du lịch đén với làng nghề.

Về cơ chế, chính sách, các cấp quản lý của tỉnh Bắc Ninh đang có định hướng gìn giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời, đồng thời xây dựng và phát triển các làng nghề mới, đồng thời cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển “mỗi làng – mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức sống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.

Hình 2.12. Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

triển được các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng được mơi trường du lịch văn hóa, cải thiện hơn các cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái,đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề.

Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm.

Các làng nghề khai thác du lịch cũng bước đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm.

Một số làng nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chào bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch. Những vấn đề bất cập cần giải quyết:

Du lịch làng nghề như ta đã thấy có một tiềm năng phát triển khá lớn, một vai trò phải triển rất quan trọng. Nhưng trên thực tế trong thời gian quacos thể nói hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh bắc Ninh đạt được chưa cao.

Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước thì hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ được những yếu tố như có truyền thống cơng nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch thuộc các địa phương tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng …

Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Rất nhiều tài nguyên du lịch chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hấp dẫn trong tour du lịch, tuyến, chương trình du lịch.

Việc quản lý các làng nghề cịn lỏng lẻo, khơng rõ ràng, chồng chéo, khong thống nhất dẫn đến khơng có người chịu trách nhiệm cụ thể. Điều đó khiến khu du lịch làng nghề truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an

Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ nâng cao hình ảnh, tên của làng nghề; sản phẩm được tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; góp phần phát triển ổn định làng nghề, nghề thủ cơng. Do vậy cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp khảo sát cũng cố, nâng cấp các làng nghề hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các huyện, thị để xây dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trưng bày và bán sản phẩm chất lượng cao của các làng nghề, nghề thủ công trong tỉnh như: hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản địa phương.

* Khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống

Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Bắc Ninh, với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội, sức hấp dẫn với du khách quốc tế do chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, lễ hội dân gian truyền thống của Bắc Ninh là một “tài nguyên” vô giá đối với sự phát triển du lịch của tỉnh và của cả nước. Theo thống kê của cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đến nay tồn tỉnh có 547 lễ hội, trong đó có 49 hội chùa, 484 hội đình và 14 hội đền.

Du lịch lễ hội Bắc Ninh mới chỉ thu hút khách nội địa: Lễ hội Bắc Ninh được nhìn nhận như một “bảo tàng sống” về đời sống, cư dân văn hóa vùng Kinh bắc. Nhất là dịp xuân về, hàng trăm lễ hội diễn ra chính là cơ hội để hút khách du lịch. Tuy vậy, sức thu hút của lễ hội ở Bắc Ninh chưa lớn. Bắc Ninh có 547 lễ hội, nhưng chỉ thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư quanh vùng ở phạm vi hẹp. Thực trạng du lịch tại một số lễ hội ở Bắc Ninh:

Hội Lim có từ lâu đời và trở thành hội vùng của các làng thuộc Nội Duệ từ thế kỷ 18. Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng dân làng tổ chức lễ hội tưởng nhớ những người đã có cơng với cộng đồng dân cư nơi đây.

Hình 2.13. Hội Lim

Lễ hội truyền thống của Bắc Ninh là dịp giới thiệu văn hóa Kinh Bắc tới du khách, cũng là dịp quảng bá du lịch Bắc Ninh. Tuy nhiên những lễ hội nơi đây đang đứng trước nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ hội nói riêng có thể phát triển cịn là một điều kiện tuyệt vời để giữ gìn và phát triển các lễ hộiu đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh, nâng cao đời sống của người dân ở nơi đây.

* Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngơi chùa cổ

Bắc Ninh được coi là nơi phát tích của Phật Giáo Việt Nam, vì vậy, du khách đến đây sẽ có dịp tìm hiểu thêm nhiều thơng tin về đạo Phật tại Việt Nam với những truyền thuyết có từ lâu đời, những ngơi chùa thiêng. Mỗi năm Bắc Ninh thu hút hàng nghìn lượt khách tới hành hương, thăm quan hệ thống chùa nơi đây.

Tuy nhiên, du lịch hành hương, lễ hội tại Bắc Ninh nói riêng và tại các ngơi chùa của Việt Nam nói chung đều tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Hội chùa diễn ra cũng là lúc nhiều người dân lợi dụng để kiếm tiền bằng chiếc bàn ghi sớ, xem bói,

xem tướng, xem chỉ tay, khấn vái thuê… Mặc dù ban quản lý đền đã đưa ra những quy định nghiêm cấm mọi hành vi mê tín dị đoan, nhưng do lượng khách quá đông nên những người khấn vái, rút thẻ vẫn lén lút hành nghề. Hiện tượng này gây ra cái nhìn phản cảm đối với những chốn linh thiêng như thế này.

Hình 2.14. Tượng phật A di đà ở chùa Phật Tích

Bên cạnh đó, bắc Ninh cũng có nhiều di tích lịch sử có giá trị truyền thống như văn miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, những quần thể di tích xung quanh chùa… Tuy nhiên nhìn tổng thể thì cơng tác gắn kết giữa bảo tồn di tích với khai thác tiềm năng du lịch di tích lịch sử văn hóa, giáo dục cịn bị lãng quên. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch chưa đuwocj đầu tư đủ phục vụ du khách dừng chân. Tại khu di tích vẫn chưa hề có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên về kiến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w