Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 40 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Bắc Ninh

2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

2.1.2.1. Di tích lịch sử văn hóa

Bắc Ninh là mảnh đất hàng ngàn năm văn hiến và đã để lại “kho báu” di sản văn hóa to lớn thơng qua hệ thống di tích. Hiện theo thống kê bước đầu, tồn tỉnh Bắc Ninh có gần 1.300 di tích, phân bố khắp cả 8 huyện, thị (thành phố) và đậm đặc cả các làng xã cổ. Theo luật di sản văn hóa, các di tích được phân thành các loại hình khác nhau như: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học. Đối với Bắc Ninh thì loại hình di tích nào cũng có, song thuộc loại hình lịch sử là nhiều hơn cả.

Bảng 2.1. Các di tích tại tỉnh Bắc Ninh được Nhà nước xếp hạng

T T Tên huyện, thị Cấ p bộ Cấ p tỉnh Tổ ng số 1 Thành phố Bắc Ninh 41 35 76 2 Huyện Quế Võ 9 19 28 3 Huyện Tiên Du 23 29 52 4 Thị xã Từ Sơn 42 36 78 5 Huyện ThuậnThành 24 29 53 6 Huyện Gia Bình 10 33 43

7 Huyện LươngTài 10 26 36

T

ổng 191 237 428

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

Theo Ban quản lý di tích địa phương của một số di tích tiêu biểu, hàng năm lượng du khách vầ tham quan di tích như sau: đền Bà Chúa Kho (Thành phố Bắc Ninh) có hang chục vạn lượt khách về “cầu tài, cầu lộc”. Đền Đơ (Từ Sơn) có hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế về tham quan. Chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành) và chùa Phật Tích (Tiên Du), chùa Tiêu (Từ Sơn) cũng có hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế về tham quan.

Có thể phân các di tích lịch sử - văn hóa thành những loại sau đây:

Di tích lịch sử văn hóa: Đây là loại hình di tích chiếm số lượng lớn, tiêu biểu như chùa Dâu, khu di tích phịng tuyến sơng Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của quân dân ta thời Lý (TKXI), núi Lim, chùa Tam Sơn, chùa Tiêu, … trong đó di tích chùa Dâu được xếp loại di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Bao gồm nhiều di tích tiêu biểu như: chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đình Đình Bảng, đình Diềm, đình Đáp Cầu, đình Đồng Kỵ, thành cổ Luy Lâu, thành cổ Bắc Ninh, … trong đó chùa Phật Tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích lưu niệm danh nhân: Bao gồm các di tích lưu niệm các danh nhân lịch sử như: Đền Đô thờ 8 vị vua triều Lý, đền Miễu thờ Phạm Thị thân mẫu vua Lý Công Uẩn lập vương triều Lý (TK XI), lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, đền thờ Cao Lỗ Vương, các di tích lưu niệm về danh nhân khao bảng như: Văn Miếu Bắc Ninh, đền Thờ Lê Văn Thịnh, các tiến sĩ họ Nguyễn làng Kim Đôi, đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Gianr Thanh, các di tích lưu niệm về đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngơ Gia Tự,…

Di tích cách mạng và kháng chiến: Tiêu biểu là nhà gác cụ Đám Thi (phường Đình Bảng, đình, chùa Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ), chùa Đồng Hương (xã Hương Mạc), núi Lim (thị trấn Lim), …

* Chùa dâu

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi khởi nguồn của đạo Phật. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu về giá trị lịch sử.

Chùa Dâu cịn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, được chứng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013.

Chùa tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, quay về hướng Tây, có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất (bái vọng đường), tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường, hai dãy hành lang và các cơng trình phụ trợ, như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, hệ thống tường bao.

Tam quan gồm 3 gian, bộ khung gỗ gác trên 4 hàng chân cột, kết cấu vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, cốn, bẩy”. Các cấu kiện đều được bào trơn đóng bén, mái lợp ngói, tường hồi bít đốc, mở thơng thống cả 3 gian.

Tiền thất (bái vọng đường) gồm 7 gian, 2 chái, với mái lợp ngói, đầu đao cong, bộ khung gỗ, các vì nóc đều được kết cấu theo dạng “tiền kẻ, hậu kẻ, câu đầu, trụ nóc”, tì lực trên 4 đầu cột. Hầu hết cấu kiện ở tịa này đều được bào trơn đóng bén, chỉ có những đầu kẻ ở gian giữa được chạm hoa lá cách điệu. Nội thất bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ, trước khi vào lễ Phật.

Hai dãy hành lang: song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường. Mỗi dãy gồm 22 gian và được chia thành 2 phần: hành lang phía trước 12 gian và hành lang phía sau 10 gian, được ngăn cách bởi một bộ cửa ván bưng. Hành lang phía sau là nơi thờ 18 vị La Hán.

Tháp Hoà Phong: được dựng ở giữa sân chùa. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng, nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m. Tầng thứ nhất, mỗi cạnh rộng 6,75m, cao 4,5m,

bốn mặt đều có cửa, xây cuốn vịm. Tầng thứ hai cao 4m, mỗi cạnh rộng 6,15m, có 4 cửa cuốn vịm. Trên cùng là vòm mái, được xây cuốn bằng gạch, dánh khum như long đình. Đỉnh tháp được tạo hình như một bình nước cam lộ. Trong lịng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn” (Tứ Thiên Vương), bằng gỗ phủ sơn, cao 1,60m. Phía trên treo khánh đồng, chng đồng. Phía trước tam cấp cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Bên trái có một tượng cừu đá (dấu ấn của văn hoá phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu). Trên tháp Hồ Phong hiện cịn một tấm biển bằng đá xanh gắn ở phía Tây (tầng hai) có đề 3 chữ “Hịa Phong tháp”.

Tiền đường: được dựng trên nền thấp hơn thượng điện 0,60m, có chiều rộng 9,50m, chiều dài 21m, cao 0,37m, gồm 7 gian, 2 chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Tồ này có 8 bộ vì kèo kiểu “câu đầu, trụ, nóc, cốn, tiền kẻ, hậu bẩy”, kết cấu khung đỡ mái tì lực trên 32 đầu cột. Trên các đầu kẻ, bẩy, cốn đều được chạm nổi hoa văn dạng mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, dài 2,15m, cao 0,65m, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.

Thiêu hương: còn được gọi là ống muống, nối liền thượng điện và tiền đường, có chiều dài 9,40m, rộng 5,55m, mặt nền thấp hơn thượng điện, gồm 3 gian. Hệ thống đỡ hồnh mái gồm 4 bộ vì, mỗi vì đều được gác trên 4 đầu cột. Trong tòa này đặt các ban thờ Thập điện Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà.

Thượng điện: được dựng trên nền cao 1,27m, có mặt bằng hình chữ nhật, dài 13,90m, rộng 10,65m, gồm 1 gian, 2 chái, với 4 bộ vì, 4 mái đao cong. Đặc biệt, tại tòa này cịn bảo lưu được hai bộ vì nóc kiểu “giá chiêng”, với khoảng giữa gắn hình lá đề chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời và hai trụ trốn bên chạm nổi hình phỗng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là những bộ phận kiến trúc/trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Trần; cũng có nhà nghiên cứu lại cho rằng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Mạc, tương tự như ở chùa Thái Lạc và Bối Khê. Thượng điện có các ban thờ Đại Thánh Pháp Vân Phật (gọi tắt là Pháp Vân), tượng Bà

Trắng, Bà Đỏ, Thạch Quang Phật, Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn...

Hậu đường: gồm 9 gian, 2 dĩ, bộ khung gỗ, vì nóc được kết cấu theo kiểu “trụ, q giang, kẻ”. Đây là nơi thờ Đức ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật. Trung tâm điện Phật có các tượng Tam Thế, Quan Âm chuẩn đề.

Nhà Tổ: nằm sát bên trái hậu đường. Đây là tịa nhà 5 gian, tường hồi bít đốc, bộ khung gỗ, vì kèo kiểu “con chồng, giá chiêng, kẻ truyền”. Tòa này thờ Tổ và thờ Mẫu.

Nhà Khách: gồm 7 gian, tường xây bít đốc, bộ khung gỗ lim, vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, q giang, bẩy”.

Vườn Tháp: hiện còn 8 tháp gạch của các sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Hình 2.2. Vườn tháp tại Chùa Dâu

Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật

giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tơn giáo mang bản sắc dân tộc

* Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (cịn gọi là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích trên địa bàn xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt Sử Ký tồn thư” và các dấu tích, di vật tìm thấy ở khu vực chùa, Vạn Phúc tự được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII - X.

Ngay từ khởi đầu, chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mơ hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý.

Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn.

Năm 1057 - 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa.

Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc.

Theo bia Vạn phúc đại thiền tự bi (niên Chính Hịa thứ 7) chùa tọa lạc ở một vị trí khá đẹp “núi Phật Tích thiên ứng thế ở phương Nam, núi Phương Lĩnh bọc vào. Sông Ngưu Giang áng đỏ ngưng lại vng trịn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vời vợi sáng lòa. Bên trái mạch nước rồng xanh chảy vòng quanh, bên phải núi hổ trắng chầu vào”.

Sang đời Trần (1228 - 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 - 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm.

Vua Trần Nghệ Tông (1370) cho xây dựng thư viện Lạn Kha do chính ơng làm Viện trưởng, để đọc sách, thưởng ngoạn và hành cung của triều đình. Năm 1384, Vua tổ chức cho thi Thái học sinh (Tiến sĩ) tại đây để chọn người tài đức phục vụ đất nước.

Hình 2.3. Chùa Phật Tích

Chùa cũng là nơi ghi nhận dấu ấn một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng - thiền sư Chuyết Chuyết. Từ năm 1635 - 1644, Thiền sư Chuyết Cơng đến hành đạo tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Huyền Tông và các bậc cơng hầu đều kính trọng. Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật giáo để lưu hành trong nước nên thiền sư đã cho đệ tử Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về, một số được khắc để phổ biến, số còn lại và các bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích.

lại như quy mơ cũ, gọi là chùa Phật Tích (tên chữ là Vạn Phúc). Thời Nguyễn, chùa Phật Tích được tu bổ lần cuối.

Từ năm 1949 - 1952, Pháp chiếm chùa Phật Tích và phá hủy hồn tồn ngơi quốc tự này, chỉ còn nền gạch và một số pho tượng Tổ, và một vài Pháp khí khác. Năm 1959, chùa Phật Tích được Nhà nước cho xây dựng lại theo quy mơ nhỏ để giữ gìn các di vật cịn lại.

Năm 2008, khởi công xây dựng mới một số cơng trình, trong đó có cơng trình tạo tác tượng Phật bằng đá (tính cả bệ) cao 30m trên núi Phật Tích. Tượng Phật A Di Đà mới dựng theo tượng Phật do vua Lý Thánh Tông cho tạc năm 1057, nay được tơn thờ tại Chánh điện.

Như vậy, Phật Tích là địa danh ghi dấu tích Phật ở trên dãy Phượng Hồng (Tiên Du) Phật Tích - vừa là tên núi, tên chùa, làng…, vừa là địa điểm dừng chân truyền bá đạo phật đầu tiên của các tu sĩ Ấn Độ từ những thế kỷ đầu công nguyên trên đất Giao Châu. Từ trung tâm Phật Tích, các tu sĩ đã truyền bá đạo Phật ra các vùng miền, trước hết là tại Luy Lâu, trị sở của Giao Châu.

Phật Tích khơng chỉ là trung tâm Phật giáo mà còn lưu giữ kho tàng truyền thuyết, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian, tiêu biểu là những huyền thoại về bà Tồ Cô, các cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Triệu Đà, chàng tiều phu Vương Chất, Từ Thức gặp tiên, Cao Biền xây tháp yểm bùa, bà chúa Chè, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và nổi tiếng là hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích vào ngày mồng 4 tháng Giêng,… Những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đó cho thấy Phật Tích khơng chỉ có lịch sử lâu đời mà cịn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập nhiều luồng tư tưởng, tơn giáo ở các vùng, các nước trong khu vực, hịa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Với những giá trị nổi bật nêu trên, chùa Phật Tích đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014

* Hội Đồng Kỵ

Ngày 19/01/2016, Lễ Hội làng Đồng Kỵ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể, đây là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân Đồng Kỵ nói chung và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Từ xưa làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được du khách cả nước biết đến với lễ hội pháo vô cùng độc đáo được diễn ra vào mồng 4 - 6 tháng Giêng Âm lịch.

Hình 2.4. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ

Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tơn thờ làm thành hồng làng ra lệnh xuất qn đánh giặc. Theo thần tích cịn truyền lại, thời Hùng Vương, có ơng Cương Cơng, con trai ơng Kinh Bắc quận vương có cơng dẹp giặc Xích Quỷ,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 40 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w