Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 55 - 57)

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị. Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng.

Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người hát Quan họ. Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, trong sách “Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam” có thể chia hát quan họ thành những dạng sau:

- Hát quan họ ở hội còn gọi là hát Hội. - Hát quan họ ở đám còn gọi là hát Mừng.

- Hát quan họ ở cửa đình, cửa đền cịn gọi là hát Thờ hát Cầu.

- Hát quan họ tại nhà giữa hai nhóm quan họ trai gái mời nhau cịn gọi là hát Canh.

* Trống Cổ Bộ

Phường Thị Cầu (thành phố Bắc Ninh) là vùng đất có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, được nhiều người biết đến không chỉ bởi là một làng quan họ gốc, cách chơi Quan họ cũng có nét đặc trưng mà nơi đây cịn lưu truyền một mơn nghệ thuật đặc sắc, đó là trống Cổ Bộ, một nghi thức đánh trống trong các dịp lễ tế trang trọng của cung đình xưa, hiện đang được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tìm biện pháp để gìn giữ và phát triển.

Ở cung đình Huế, trống Cổ bộ có tới 13 bài, thường được sử dụng vào những dịp trọng đại như: đón vua ngự giá, đón sứ thần, tế Nam giao, múa trống cung đình với tên gọi riêng: Chào đón vua ngự giá, Đón sứ thần, Tế Nam giao, Vũ nữ…. các bản diễn tấu từ chậm đến nhanh, vốn được dùng cho các cơng đoạn đón rước, mang trà, rượu, dâng lễ vật…

Khi trống Cổ bộ trở thành nghệ thuật dân gian ở Thị Cầu, để phù hợp với những lễ nghi địa phương chỉ sử dụng và lưu truyền 6 bài là: Rung một, Rung hai (dạo đầu), Hoa rơi (các dịp tế, lễ), Đánh lăn (lễ dâng hương), Bổ ba và Bổ chín. Mỗi bài mang một âm thanh, sắc thái khác nhau, tiết tấu nổi lên đều rung động, tinh thần phấn chấn nhộn nhịp. Trong 6 bài thì Hoa rơi và Đánh lăn có động tác múa dùi, tạo âm thanh từ việc chạm hai dùi với nhau bằng các động tác tay rất đẹp mắt. Nếu tách ra khỏi phần lễ, đánh liền 6 bài sẽ thành một bài trống lớn có đầy đủ phần mở đầu

(rung 1, rung 2), phần phát triển (hoa rơi, đánh lăn) và kết thúc. Trong lễ hội, trống Cổ Bộ hòa quyện với làn điệu dân ca Quan họ trữ tình và nồng thắm, làm cho khơng khí trong ngày hội thêm đậm đà bản sắc văn hóa.

Trống cổ bộ Thị Cầu khơng có nhạc lý riêng, việc truyền dạy các bài gặp khó khăn nhất định, nhưng bằng sự nhiệt huyết của nhiều người cao tuổi ở Thị Cầu nên việc truyền dạy cho thế hệ sau vẫn được quan tâm thực hiện. Sau hơn một thế kỷ tồn tại, ngày nay, trống cổ bộ vẫn được người dân Thị Cầu phát huy. Hiện nay trên địa bàn phường có nhiều người biết đánh trống cổ bộ, tập trung ở độ tuổi gần 40 đến 70. Một số dòng họ trên địa bàn cũng mua trống và thành lập đội để đánh vào những dịp giỗ họ. Hội hàng năm, các đội trống đều đánh trống để tế, rước và đón các đoàn rước của 8 khu dân cư, các dịng họ lên đình làng dâng lễ. Tiếng nạo hịa cùng tiếng trống tạo thành giai điệu nghiêm trang, hùng tráng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w