Các điều kiện khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Bắc Ninh

2.1.5. Các điều kiện khác

* Giao thông vận tải

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông đường bộ và đường thủy nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương và việc tiếp cận của KDL từ các cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đường bộ ở các tỉnh lân cận.

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế. Mạng lưới giao thơng đường bộ tồn tỉnh hiện có 3.906,5km, mật độ đường 4,75km/km2 thuộc loại cao so với bình qn cả nước, trong đó 3 tuyến quốc gia gồm: Quốc lộ 1 (AH1), Quốc lộ 18 và Quốc lộ 38 và đường cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài. Đây là các tuyến giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển KT – XH trong đó có ngành du lịch của tỉnh Bắc Ninh.

Các sơng lớn ở Bắc Ninh bên cạnh vai trị vận chuyển hàng hóa cịn có ý nghĩa quan trọng trong tương lai để quy hoạch phát triển du lịch dọc tuyến sơng Đuống, sơng Cầu.

Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20km với 4 ga và đang xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua Bắc Ninh dài 18km với 2 ga là Nam Sơn và Châu Cầu tạo thuận lợi để Bắc Ninh thông thương với các vùng khác. Đặc biệt khi nền kinh tế đang có xu hướng khai thác các nguồn tài nguyên từ biển, phát triển kinh tế biển thì việc kết nối các tuyến đường sắt này có ý nghĩa quan trọng, là nơi trung chuyển khách giữa các địa phương trong vùng du lịch ĐBSH & DHĐB.

* Hệ thống điện

sinh hoạt và phát triển KT - XH trong đó có du lịch.

Thời gian qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tư 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay tồn tỉnh có 173,4km đường dây 110KV, 465,3km đường dây 35KV, 465,2km đường dây 6 – 10 – 22KV và 2.117km đường dây 0,8KV.

* Cấp, thoát nước

Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trước đây khá phong phú với trữ lượng đạt hơn 235 ngàn mét khối một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lưới sơng ngịi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lượng nước mặt lớn với hàm lượng khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nước sinh hoạt.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nước với tổng công suất 50.500m3/ngày, cung cấp nước sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân cư tại các thị trấn Phố Mới, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Thứa và thị trấn Hồ phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, sản xuất của các doanh nghiệp và đảm bảo cho nhu cầu của KDL.

* Hệ thống thơng tin liên lạc

Bắc Ninh có dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục được hiện đại hóa, đã đầu tư thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện thị, 99 điểm bưu điện văn hóa xã và 149 điểm bưu điện văn hóa thơn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dưới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức bình quân cả nước.

Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thơng tin. Điều này giúp khách du lịch truy cập các dữ liệu nhanh chóng hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w