Vườn tháp tại Chùa Dâu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 44 - 46)

Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật

giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tơn giáo mang bản sắc dân tộc

* Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (cịn gọi là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích trên địa bàn xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt Sử Ký tồn thư” và các dấu tích, di vật tìm thấy ở khu vực chùa, Vạn Phúc tự được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII - X.

Ngay từ khởi đầu, chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mơ hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý.

Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn.

Năm 1057 - 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa.

Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc.

Theo bia Vạn phúc đại thiền tự bi (niên Chính Hịa thứ 7) chùa tọa lạc ở một vị trí khá đẹp “núi Phật Tích thiên ứng thế ở phương Nam, núi Phương Lĩnh bọc vào. Sông Ngưu Giang áng đỏ ngưng lại vng trịn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vời vợi sáng lòa. Bên trái mạch nước rồng xanh chảy vòng quanh, bên phải núi hổ trắng chầu vào”.

Sang đời Trần (1228 - 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 - 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm.

Vua Trần Nghệ Tông (1370) cho xây dựng thư viện Lạn Kha do chính ơng làm Viện trưởng, để đọc sách, thưởng ngoạn và hành cung của triều đình. Năm 1384, Vua tổ chức cho thi Thái học sinh (Tiến sĩ) tại đây để chọn người tài đức phục vụ đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w