Lý do đưa ra giải pháp:
Từ việc phân tích tình hình VLĐ và xuất phát tử những hạn chế của công ty trong việc sử dụng VLĐ, ta nhận thấy rằng mặc dù tỷ trọng giảm nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty. Điều này chứng tỏ số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng khá lớn. Chính vì vậy cơng tác quản lý tài chính địi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của nhà máy bị chiếm dụng
Nội dung của giải pháp:
Để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, cơng ty cần xiết chặt kỷ luật thanh tốn, cụ thể như sau:
Cơng ty cần tìm mọi cách thu hồi công nợ càng sớm càng tốt, điều động nhân viên trực tiếp đi thu hồi nợ, tăng chi phí cho việc đi thu hồi nợ, quản lý các khoản thu được và tính tốn chi tiết các khoản khách hàng đang nợ.
Trước khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần cân nhắc kỹ càng. So sánh giữa lợi ích và chi phí cho hợp đồng đó trước khi đi đến quyết định cuối cùng.Khi quyết định ký kết hợp đồng cần quy định rõ thời hạn, hình thức thanh tốn
và mức phạt thanh toán chậm so với quy đinh trong hợp đồng.Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng thanh tốn nhanh, hạn chế các khoản nợ dây dưa khó địi. Để làm được điều này, tỷ lệ chiết khấu công ty đưa ra phải phù hợp, hấp dẫn khách hàng thanh tốn ngay vừa bù đắp được chi phí vốn và rủi ro mà cơng ty có thể gặp.
Định kỳ cơng ty nên tổng kết, đánh giá công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán song phẳng. Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng, tạo điều kiện cho cơng tác bán hàng, thu hồi tiền hàng ngày một tốt hơn.
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Quản lí tốt các khoản phải thu khách hàng,đẩy nhanhcác khoản thu hồi nợ. các khoản thu hồi nợ.
Lý do đưa ra giải pháp:
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn và tỷ trọng năm 2013 tăng so với năm 2012. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vốn lưu động của công ty bị ứ đọng từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.Chính vì vậy, cơng ty cần chú trọng đến xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đốn đúng số ngun vật liệu cần cung cấp từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Bên cạnh đó duy trì một mức sản phẩm hàng hóa, tồn kho hợp lý cũng rất quan trọng làm sao cho có đủ sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng khơng làm ứ đọng vốn góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nội dung giải pháp:
Trước mắt cơng ty phải giải phóng bớt hàng tồn kho này bằng cách điều chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở các cơng ty, xí nghiệp thành viên này sang xí nghiệp thành viên khác thiếu hàng hóa, cơng trình để thực hiện, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên vật liệu đang còn dư thừa, tiến hành bán với giá thấp hơn giá hiện tại trên thị trường nhưng phải đảm bảo hòa vốn để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác.
Tiếp đến là các biện pháp làm giảm chi phí SXKD dở dang trong kỳ hay nói cách khác là đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình, giảm thời gian “chết” trong
quá trình thi cơng đồng thời nhanh chóng hồn tất hồ sơ quyết toán yêu cầu bên kia thực hiện quyết toán đúng hợp đồng.
3.2.3. Giải pháp thứ 3 : Quản lí tốt vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh. dụng vốn kinh doanh.
Lý do đưa ra giải pháp:
Mặc dù công ty vẫn chú trọng đầu tư vào TSCĐ như máy móc thiết bị nhưng sức sinh lời của TSCĐ lại giảm ở năm 2013, sức hao phí tăng lên. Điều này cho thấy cơng tác quản lý TSCĐ của cơng ty chưa được tốt, vẫn cịn một số thiết bị máy móc đã lạc hậu, một số khơng phù hợp, khơng sử dụng có hiệu quả, khơng đáp ứng được mong muốn về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí. Chính vì vậy, cơng ty cần quản lý chặt chẽ, nâng cấp và đổi mới TSCĐ.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần tiến hành mở sổ kế tốn theo dõi chính xác tồn bộ TSCĐ hiện có: ngun giá, khấu hao, giá trị cịn lại theo đúng chế độ kế tốn hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh.
Đồng thời, công ty phải tiến hành kiểm kê lại TSCĐ theo đúng định kỳ và khi kết thúc năm tài chính. Xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra tình trạng trên để kịp thời đưa ra những giải pháp.Ngoài ra cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Đối với TSCĐ thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì cơng ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.
Đối với việc mua sắm TSCĐ cần đúng phương hướng, đúng mục đích.Cơng ty cần chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị. Cơng ty mua sắm TSCĐ phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các TSCĐ đầu tư về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
3.2.4. Giải pháp thứ 4 : Có biện pháp phịng ngừa rủi ro xảy ra
Lý do đưa ra giải pháp:
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cơng ty ln phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: giá cả thị trường, sự bất ổn của thị trường tài chính, nền kinh tế lạm phát…mà nhiều khi nhà quản lý khơng lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, cơngty cần phải thực hiện các biện pháp phịng ngừa để khi VKD bị hao hụt, cơng ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục.
Nội dung của giải pháp:
Cơng ty cần có những biện pháp để phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh từ đó tạo ra cho mình một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế giúp cơng ty có u cầu về tài chính nhằm đảm bảo cho q trình kinh doanh được diễn ra một cách liên tục, từ đó nâng cao HQSD vốn của cơng ty.
Điều kiện và yêu cầu thực hiện giải pháp:
-Định kỳ kiểm kê đánh gía lại tồn bộ tài sản hiện có của cơng ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó có những biện pháp ứng phó kịp thời, điều chỉnh phần chênh lệch sao cho hợp lý.
- Những hàng hóa ứ đọng lâu ngày cần xử lý kịp thời, tìm người tiêu thụ với giá cả hợp lý để thu hồi vốn, nếu bị lỗ có thể tìm các nguồn khác để bù lỗ kịp thời.
- Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho.
- Cơng ty cũng nên trích lập các quỹ dự phịng như: dự phịng tài chính, quỹ nợ phải thu khó địi, quỹ dự phịng giảm gía hàng tồn kho…
Làm tốt những công tác trên sẽ giúp cho công ty giảm bớt những hậu quả nặng nề do rủi ro đưa lại cho cơng ty
3.2.5. Nâng cao cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD
Lí do đưa ra giải pháp:
Cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Điều này làm cho cơng ty chưa thể tìm ra được hết những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy, nâng cao cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty là rất cần thiết.
Nội dung của giải pháp:
- Công ty cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh. Đây thật sự là một hệ thống cần thiết để cơng ty có thể đánh giá hiệu quả sử dụng VKD một cách chính xác và thiết thực hơn.
- Công ty cần xây dựng một bộ phận chun trách có vai trị tổng hợp thơng tin chung, tại các bộ phận cũng cần có cán bộ theo dõi, giám sát, thu thập thông tin.
Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình tài chính, kinh doanh của cơng ty.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ phịng tài chính-kế tốn có trình độ chun mơn tốt, có khả năng phân tích các vấn đề tài chính, vốn…
3.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan chức năng có liên quan
3.3.1. Đối với Nhà nước
Cuộc khủng hoảng nền kinh tế làm nước ta đang rơi vào tình trạng khó khăn, cùng với sự nỗ lực của Nhà nước năm 2013 tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều cải thiện như lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng khá, dự trữ ngoại hối tăng đi liền với tỷ giá USD/VND giảm so với năm 2012. Tuy nhiên, sự ổn định này vẫn chưa bền vững vì nguy cơ tái lạm phát cao do nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc kinh tế và chuyển đổi mơ hình kinh tế.
Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau khủng hoảng bằng cách:
Nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, bên cạnh đó cũng hỗ trợ lãi suất để khuyến khích các doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cồng kềnh khơng cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Có các chính sách thuế ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và luôn chấp hành tốt mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.