2. Mục đích nghiên cứu
2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank ch
2.3.1. Những kết quả đạt được
Phát huy lợi thế thương hiệu là đơn vị thành viên của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc
Việt đã có những bước tăng trưởng ổn định, vững chắc. Cùng với sự phát triển toàn diện của Chi nhánh, hoạt động tín dụng nói chunh và tín dụng ngắn hạn nói riêng cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
- Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh trong các năm. Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường, thực hiện cho vay với nhiều đối tượng khách hàng, đa dạng hố các loại hình cho vay ngắn hạn với các mức lãi suất khác nhau. Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, phong cách phục vụ giao dịch văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng.
- Nền kinh tế chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay vốn của các doanh nhiệp. Chi nhánh gặp khó khăn trong cơng tác cho vay và thu nợ ngắn hạn.
- Ngân hàng ln kiểm sốt chặt chẽ việc mở rộng tín dụng, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ln được coi trọng. Để đảm bảo chất lượng các khoản vay cũng như an tồn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng kiên quyết khơng cho vay đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực nhạy cảm tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán,…Cùng với việc ban hành các quy định ngày càng chặt chẽ hơn về điều kiện cho vay của các sản phẩm tín dụng ngắn hạn, cơng tác kiểm tra, giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay cũng được Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt chú trọng thực hiện. Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn.
- Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhàm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trị tư vấn.
- Quy trình cho vay được đưa ra khá đơn giản, dễ áp dụng với mơ hình một của giúp hạn chế các thủ tục giấy tờ, đấy nhanh q trình cấp tín dụng cho khách hàng.
2.3.2. Một số hạn chế
- Khách hàng vay vốn ngắn hạn chủ yếu là khách hàng cá nhân và DNNQD. Ngân hàng mới chỉ chú trọng đến khách hàng truyền thống, các khách hàng có nguồn gửi thanh tốn ở Chi nhánh mà chưa chú trọng đến mảng khách hàng doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một phân đoạn khách hàng tiềm năng, một miếng mồi béo bở nhưng hầu như chỉ quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt cũng như các NHTM nội địa chưa tiếp cận được.
- Các khoản tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh chủ yếu vẫn cịn tập trung vào tín dụng ngắn hạn từng lần và tín dụng ngắn hạn theo hạn mức. Đây là hai nghiệp vụ tín dụng mang tính chất thụ động, Ngân hàng hồn tồn phụ thuộc vào khách hàng, khơng có sự chủ động trong hoạt động cho vay. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn thấu chi và luân chuyển cũng bước đầu được áp dụng trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên quy mơ cịn thấp, chủ yếu là những thử nghiệm ban đầu.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc q nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Chất lượng cơng tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ cịn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm sốt khơng thường xun.
- Tình trạng thiếu thơng tin nghiêm trọng của ngân hàng từ phía khách hàng. Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất. Ngân hàng Nhà Nước đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do đó các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh tốn, tình hình vay nợ… theo u cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp những thông tin cho trung tâm rủi ro của NHNN. Tuy vậy, những thơng tin đó chưa thể đủ trong q trình xét duyệt món vay. Thơng tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế. 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.
- Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các cơng đoạn từ A đến Z. Cán bộ tín dụng phải thu thập thơng tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiếu. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc vay hay khơng, sau đó chuyển tồn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phịng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là q lớn và họ sẽ khơng thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết. Bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng khơng phải lúc nào cũng am hiểu hết.
- Techcombank chi nhánh Hồng Quốc Việt chưa có bộ phận nghiên cứu, phân tích thơng tin từ Trung tâm rủi ro tín dụng. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập xử lý thơng tin thì chưa được huấn luyện nghiệp vụ đó để có thể tra cứu từ các nguồn khác, mới chỉ thực hiện việc truyền nhận thơng tin trong hệ thống theo chương trình đã cài sẵn, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng các thơng tin có ích trên thị trường. Do thiếu thơng tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: khơng biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn cho vay, hoặt vay để trả nợ
ngân hàng theo hình thức đảo nợ. Và do thiếu thơng tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên không lường trước các rủi ro. Như vậy trong điều kiện khơng nắm bắt được đầy đủ, chính xác các thơng tin về khách hàng cũng như khơng nắm bắt đầy đủ các thơng tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều khơng tránh khỏi.
- Hoạt động Marketing của Ngân hàng chưa thực sự tốt. Các thơng tin về thị trường và khách hàng cịn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuyếch trương, còn việc vận dụng Marketing nhằm nhiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ còn chưa tốt.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.
- Kinh tế suy thoái đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giá cả thị trường thay đổi thường xuyên, giá cả một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm giảm xuống, hàng tồn kho nhiều, tình trạng hàng hố tồn đọng diễn ra phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp… Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn chịu nhiều ảnh hưởng, chi phí sản xuất kinh doanh tăng song doanh thu không tăng tương ứng nên lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức thấp, có nhiều doanh nhiệp lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến tình trạng trậm trễ trong việc trả nợ Ngân hàng.
- Có ba mảng hoạt động chính đem lại doanh thu cho các ngân hàng đó là hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư và dịch vụ. Năm 2013, nguồn thu tín dụng vẫn là nguồn thu chính của Ngân hàng. Tuy nhiên, với các quy định mới nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, cùng với quy định về trần huy động, trần cho vay, khiến nguồn thu này cũng bị hạn chế đáng kể.
- Hệ thống pháp luật nước ta tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, cịn thiếu đồng bộ, thậm chí cịn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản pháp luật và dưới luật gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện của các doanh nghiệp vay vốn cũng như các ngân hàng. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng cịn chưa hợp lý và đầy
đủ. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay.
- Việc thực hiện Luật Kế toán, Luật Thống kê của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Đa số các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm tốn bắt buộc, số liệu khơng phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh.
- Thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như các NHTM khác, Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt phải đối mặt với sự du nhập ồ ạt của những ngân hàng nước ngồi. Cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn càng trở nên gay gắt. Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và giữ chân khách hàng truyền thống cũng như việc thu hút khách hàng tiềm năng về vay vốn tại Ngân hàng mình.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ HỒN
THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT.