Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 47 - 50)

2. Mục đích nghiên cứu

3.2. Giải pháp phát triển và hồn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn của

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Một hạn chế rất lớn của các NHTM Việt Nam cũng như Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt là năng lực thẩm định dự án. Thẩm định là đánh giá hiệu quả một dự án, một khoản tín dụng trên lý thuyết, đó là cơng việc mang tính định lượng cũng như định tính. Đó là việc tính tốn tổng quan về một dự án, từ đó xác định được số tiền thư được từ dự án, số tiền phải bỏ ra và rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến xã hội, sinh thái… Rõ ràng chất lượng thẩm định được nâng lên thì sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nâng cao năng lực thẩm định dự án còn giúp cho các ngân hàng có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những dự án khơng khả thi, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì Chi nhánh cần phải thực hiện những giải pháp sau:

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin.

Để công tác thẩm định được tốt, địi hỏi phải có đầy đủ các thơng tin cần thiết cho q trình thẩm định như những thơng tin về người vay, về doanh nghiệp, về dự án xin vay. Ngồi ra cịn có những thơng tin khác liên quan như thông tin về thị trường, về mơi trường kinh tế, chính trị xã hội, thơng tin về lĩnh vực hoạt động của người vay…. Các thơng tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp xin vay cung cấp

mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực, do vậy để thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu thập thơng tin từ những nguồn khác đó là:

 Phỏng cấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thơng tin như: mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của người vay và khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều cần chú ý là khi phỏng vấn trực tiếp thì cán bộ tín dụng khơng những giỏi về chun mơn mà cịn phải am hiểu về nhiều lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt là phải hiểu rõ tâm lý của người được phỏng vấn. Trong khi điều tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, cần nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnh đạo, quan hệ với các đối tác ra sao, trách nhiệm của cơng nhân với cơng việc… Qua đó có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp tương lai.

 Thu thập thơng tin từ bên ngồi: Ngồi thơng tin chính thức do khách hàng cung cấp qua các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thơng tin chính thức do khách hàng cung cấp thơng qua các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thơng tin thu được qua phỏng vấn và khảo sát thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng cần có những thơng tin khác bổ sung thêm. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các ngân hàng bạn mà ngân hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thơng tin chun nghiệp hoặc cũng có thể từ các mỗi quan hệ cũ của cán bộ tín dụng.

Việc có được những thơng tin bảo đảm chính xác cho cơng tác thẩm định. Ngày nay khi khoa học phát triển mạnh, kinh tế thị trường đã địi hỏi thơng tin nhanh nhạy và chính xác, chi nhánh cần xây dựng cho mình những nguồn cung cấp thơng tin thường xuyên, chính xác và với chi phí thấp nhất.

- Lập quỹ thẩm định và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác này: Việc thu thập thơng tin phải bỏ ra những chi phí nhất định như: Chi phí gặp gỡ, phỏng vấn khách hàng, chi phí cho cán bộ tín dụng đi xuống tận cơ sở để trực tiếp điều tra, chi phí để mua thơng tin từ các trung tâm cung cấp thơng tin. Ngồi ra chi

nhánh cần phải đưa các chỉ tiêu tài chính vào phần mềm máy tính. Đưa tồn bộ thơng tin tổng hợp vê khách hàng vào máy tính để khi cần cán bộ tín dụng có thể truy cập dễ dàng.

Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thơng tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian. Do vậy, người thẩm định phải thường xuyên chú ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngàng nghề do mình phụ trách. Chi nhánh thành lập bộ phận chuyên trách công tác thu thập thông tin.

Trong công tác thu thập thông tin cần chú ý tới những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định ở phương diện thị trường sản xuất của dự án, bao gồm các thông tin sau:

- Thông tin về số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường, kể cả các doanh nghiệp sắp thành lập

- Thông tin về mức cầu đối với sản phẩm cùng loại trong những năm qua, đểthấy được tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc dự báo trong tương lai.

- Mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, thị phần và mức độ cạnh tranh.

- Thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin.

Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định được chính xác. Nếu việc xử lý thơng tin khơng được chính xác thì mọi thông tin thu được cũng chỉ là vô nghĩa. Do đó việc thu thập thơng tin phải đi liền với xử lý thơng tin.

Khi có được số liệu chính xác từ q trình thu thập thơng tin thì cần phải xem xét tính sát thực và mức độ tin cậy của thơng tin, phải xem xét các số liệu này cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Theo chiều ngang cho thấy sự biến động theo thời gian, thấy được sự tăng trưởng

của các doanh nghiệp. Còn theo chiều dọc cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu các khoản mục để từ đó xem xét khả năng, năng lực của doanh nghiệp để thấy được điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Trong khi phân tích cần xem xét đến sự thay đổi của các tỷ lệ và đặt nó trong mơi trường hồn cảnh cụ thể, có sự so sánh với các chỉ tiêu của ngành để đánh giá một cách chính xác.

Khi phân tích khơng nên tính tốn tồn bộ các chỉ tiêu vì điều này là khơng cần thiết bới có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá và những chỉ tiêu này có tính chất chung cho mọi doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản, phản ánh được rõ nét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Khi thẩm định dự án xin vay phải đốn được những rủi ro có thể xảy ả, xem xét tính khả thi của dự án khơng chỉ dưới góc độ tài chính, mà cịn cả những ảnh hưởng tới mơi trường xã hội.

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu định lượng, việc phân tích các chỉ tiêu định tính cũng hết sức quan trọng. Đó là việc đánh giá tư cách của người vay, khả năng quản lý, đồng thời phân tích sự biến động của lĩnh vực kinh tế khách quan hoạt động. Ngày nay trong kinh doanh, năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn của người lãnh đạo có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do đó cần chú trọng tới vấn đề này khi thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)