176 34 Chuyên môn, nghiệp vụ
3.3.2. Đối với công ty cổ phần Sơn Đồng Na
- Cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng của nhà quản lý cấp cao, nhất là bộ phận nhân sự để thu hút, tuyển dụng và duy trì nhân viên một cách có hiệu quả.
- Cần xây dựng một chiến lược nhân sự từ việc thu hút, tuyển dụng, hội nhập và cộng tác, để đảm bảo nguồn nhân lực về nhiều mặt, nhằm đáp ứng tốt các giai đoạn phát triển của công ty.
- Có các chính sách, chế độ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBCNV được cử đi học nâng cao tay nghề và chuyên môn; với mục đích là sau khi học xong người học về lại công ty tiếp tục làm việc.
- Xem việc học tập và nâng cao tay nghề là không giới hạn, do đó việc đề xuất, bố trí và cử người đi học luôn được thông tin rộng rãi cho toàn thể CBCNV biết để tích cực tham gia.
- Công ty cần xây dựng một nét văn hóa đặc trưng để tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gắn bó, hòa đồng và có khả năng phát huy năng lực của mọi người.
- Liên kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục và dạy nghề để phối hợp thực hiện các chương trình đào tạo cho CBCNV.
thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm đưa ra các sáng kiến mới trong sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức các chuyến đi thực tế tại các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước để CBCNV có thể học hỏi kinh nghiệm.
- Cần xây dựng thương hiệu, uy tín và hình ảnh tốt đẹp về công ty thông qua các chương trình từ thiện và quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
Tóm tắt chương 3
Nghiên cứu thực trạng và những yêu cầu phát triển NNL của công ty để thiết lập quan điểm và mục tiêu đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai.
Tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp:
Nhóm giải pháp đào tạo: Xây dựng chiến lược NNL cho công ty; Xây dựng chiến lược đào tạo; Thu hút nhân viên giỏi và giữ người tài cho công ty; Nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý
Nhóm giải pháp hỗ trợ: Xây dựng bảng mô tả công việc; Thành lập mới phòng nhân sự; Xây dựng văn hoá công ty; Hoàn thiện các chế độ khuyến khích và động viên nhân viên; Định hướng nghề nghiệp.
Hai nhóm giải pháp có liên hệ mật thiết với nhau và phải được triển khai đồng bộ nhằm đảm bảo tính toàn diện của hệ thống giải pháp, trong đó nhóm giải pháp đào tạo và phát triển đóng vai trò trụ cột và mang tính quyết định.
Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và công ty cổ phần Sơn Đồng Nai về đào tạo và phát triển NNL.
KẾT LUẬN
Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2015” đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL như sau:
Một là, xem xét toàn diện những lý luận cơ bản về NNL, mà cụ thể là có một cái nhìn tổng thể về tình hình đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai.
Hai là, phân tích thực trạng đào tạo và phát triển NNL nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn cho việc đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai trong những năm tới.
Ba là, xây dựng quan điểm, mục tiêu đào tạo và phát triển NNL trên cơ sở mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2015.
Bốn là, đề xuất hai nhóm giải pháp để đào tạo và phát triển NNL tại công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2015.
Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai và Nhà nước, nhằm mục đích tạo điều kiện cho phát triển NNL của các DN nói chung và Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai nói riêng.
Với các kết quả trên, tác giả rất mong muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai. Tuy nhiên, luận văn này được nghiên cứu và trình bày trong giới hạn kiến thức của mình nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn, các thầy cô, bạn bè và độc giả.