Chương I : Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngắnhạn của ngân hàng thương mại
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng ngắnhạn của ngân hàng thương mại
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 . Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Bất cứ một chủ thể nào trong nền kinh tế hiện đại, muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Kinh doanh tín dụng ngắn hạn của ngân hàng khơng nằm ngồi quy luật đó. Trong chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt, phương pháp tiến hành, nó sẽ được cụ thể hóa thành các kế hoạch họat động. Nếu khơng có chiến lược thì ngân hàng sẽ ln bị rơi vào tính thế bị động. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng có phương hướng phát triển nhất quán, giúp khai thác tốt những năng lực hiện có của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng trước những biến đổi của mơi trường. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có những kế hoạch hợp lý cho từng bộ phận trong từng thời kỳ, trong đó có bộ phận tín dụng. Một chiến lược tín dụng đúng đắn trên cơ sở kinh doanh phù hợp sẽ đem lại chất lượng tín dụng cao.
1.3.2.2 . Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các nội dung liên quan đến chính sách tín dụng bao gồm: Quy mơ, kì hạn, mức độ đảm bảo, phạm vi…. Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo cơng bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay khơng. Mỗi Ngân hàng đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.
1.3.2.3 . Quy trình tín dụng và thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Khi thực hiện đúng các bước trong quy trình nghiệp vụ sẽ đảm bảo chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Ngồi ra việc thu thập thơng tin của khách hàng là sự cần thiết hỗ trợ cho việc thực hiện quy trình và nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình tín dụng của NHTM mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho họat động đầu tư của ngân hàng, một trong những nghiệp vụ phải được xem xét hết sức cẩn thận và quan trọng đó là thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định tín dụng phần nào giúp ngân hàng dự đốn được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao, hạn chế rủi ro phát sinh. Chính vì vậy, cơng tác thẩm định tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
1.3.2.4 . Nhân tố con người
Cũng như bất lỳ lĩnh vực nào, nhân tố cho người trong họat động tín dụng ngắn hạn cũng đóng vai trị quyết định đến chất lượng tín dụng. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, kinh nghiệm, trình độ và tư cách đạo đức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng. Cán bộ tín dụng mà khơng có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành cơng của cơng tác tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng với trình độ, kiến thức kinh nghiệm tốt thì có thể thu thập, phân tích, đánh giá chính xác về khách hàng và hiệu quả đầu tư, từ đó đánh giá và đưa ra quyết định cho vay hay khơng sao cho có hiệu quả. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng kém về trình độ, kiến thức chun mơn sẽ làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, mơi trưịng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.
Trong thời đại ngày nay với tình hình thị trường, cơng nghệ, kỹ thuật biến động nhanh chóng thì thơng tin càng ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một ngành nghề nào. Người nắm giữ thơng tin chính là người chiến thắng.
Trong cơng tác tín dụng, thơng tin là cơ sở cho q trình thẩm định dự án, phân tích và đánh giá. Vì vậy, nguồn thơng tin có đầy đủ, chính xác, xác thực và đáng tin cậy thì chất lượng tín dụng mới đảm bảo chính xác và tạo hiệu ứng lớn nhất đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.