Các phát hiện qua nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắnhạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đề tài chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 54 - 58)

Chương I : Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngắnhạn của ngân hàng thương mại

3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắnhạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.

3.1.1 Thành công

Quá trình hội nhập kinh tế đã và đang tạo ra cho hệ thống ngân hàng thương mại nước ta khơng ít những cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNT việt nam và NHNT Hà Nội đã không ngừng nỗ lực hoạt động và đổi mới để tồn tại và phát triển. Và hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh cũng đã đạt được những thành cơng nhất định đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

Hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong những năm gần đây không chỉ tăng trưởng về quy mô mà hiệu quả cho vay cũng được nâng cao. Về mặt quy mô doanh số tín dụng và dư nợ cho vay ngắn hặn ln chiếm một tỷ trọng không nhỏ và không ngừng gia tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đồng thời, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh cũng ngày càng gia tăng, chi nhánh đã ký hợp đồng, đồng thời củng cố mối quan hệ với những khách hàng cũ có phương án sản xuất kinh doanh tốt cũng như thiết lập mối quan hệ tín dụng với những khách hàng mới.

Về mặt hiệu quả cho vay, với quy trình cho vay ngắn hạn được thực hiện tương đối chặt chẽ và linh động, chi nhánh thường xuyên thực hiện những biện pháp rà soát, sàng lọc khách hàng, kiểm sốt và dõi theo q trình sử dụng vốn vay của khách hàng một cách cẩn thận. Nhờ đó mà trong thời gian qua chi nhánh đã giảm thiểu được rủi ro của những món vay mà biểu hiện cụ thể là tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống chỉ còn ở mức thấp so với trung bình ngành và ln đảm bảo tỷ lệ theo quyết định 493 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng cũng như nhũng quy định chung của ngân hàng về hoạt động tín dụng.

Chi nhánh đã và đang được xây dựng được lòng tin và tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn nói chung và vốn ngắn hạn nói riêng. Nhận thức về tầm quan trọng của khách hàng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, NHTMCP Ngoại thương Hà Nội ln quan tâm đến việc tạo tạo dựng lịng tin và xây dựng mối quan hệ

gắn bó lâu dài với các khách hàng, thơng qua việc thực hiện nhất quán các chính sách cho vay ngắn hạn đối với khách hàng.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã phát triển mạng lưới, thu hút khách hàng vay vốn ngắn hạn, mở rộng đối tượng và hình thức cho vay đối với hoạt động cho vay ngắn hạn. Định hướng của NHTMCP Ngoại thương Hà Nội là: mở rộng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch, văn phòng đại diện, mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đưa vào chiến lược phát triển khách hàng đặc thù của chi nhánh.

3.1.2 Hạn chế

Trong những năm vừa qua mặc dù hoạt động cho vay ngắn hạn đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và hạn chế như sau:

- Thứ nhất, việc thực hiện quy trình cho vay ngắn hạn cịn nhiều sai sót.

Có thể nói đây là cơng tác quyết định trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn. Quy trình cho vay bao gồm nhiều bước khác nhau và địi hỏi những u cầu riêng. Vì vậy sai sót khi thực hiện những bước này là điều khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt, khâu thẩm định khách hàng và phương án vay vốn cịn nhiều sai sót và chưa tn thủ đúng quy tắc đề ra. Vì vậy, việc đánh giá rủi ro cho khoản vay của khách hàng sẽ khơng được chính xác làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn sau này. Ngồi ra, cơng tác bảo lãnh cho vay cũng chưa thực sự phát triển với tiềm năng của chi nhánh trong khi đây là mối quan tâm của rất nhiều ngân hàng.

- Thứ hai, sản phẩm và đối tượng cho vay ngắn hạn chưa đa dạng

Các sản phẩm cho vay ngắn hạn của chi nhánh vẫn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay cịn thiếu sự linh hoạt các dịch vụ trợ giúp tín dụng chưa phát triển. Chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào việc cấp tín dụng theo các phương thức truyền thống là cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần và cho vay theo dự án, trong đó hình thức cho vay theo dự án vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mực. Trong cho vay ngắn hạn, ngân hàng mới chỉ đang chú trọng vào hoạt động cho vay là chính , một số hoạt động dịch vụ kèm theo như bảo lãnh thì vẫn cịn rất hạn chế. Chi nhánh chưa quan tâm đến việc mở rộng các đối tượng cho vay tín chấp, khi quyết định cho vay vẫn còn chú

trọng nhiều về tài sản thế chấp mà chưa quan tâm nhiều và tính khả thi và hiệu quả của dự án.

- Thứ ba, về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn cao.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 tăng đột biến và đã đánh dấu sự chuyển biến không tốt đến chất lượng tín dụng vì thế trong những năm tiếp theo ngân hàng phải có giải pháp để khơng được đẩy tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn lên cao đồng thời có các giải pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực tín dụng. Trong khi đó thì số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh mặc dù có tăng thêm theo các năm xong chủ yếu là cán bộ trẻ tuy có được đào tạo chính quy nhưng kinh nghiệm trong cơng tác chưa nhiều nhất là thâm niên làm cơng tác tín dụng nên cơng tác đào tạo cán bộ phải được quan tâm hàng đầu. Nhất là trong nền kinh tế thị trường phẩm chất đạo đức của người cán bộ luôn được quan tâm và đặt lên đầu tiên để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

- Thứ tư, về khách hàng kể cả huy động vốn và cho vay đang tập trung đối với khách

hàng truyền thống số tiền huy động dân cư thường tập trung vào một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn vì thế khơng chủ động được nguồn vốn và phải phụ thuộc vào khách hàng khi có nhu cầu thanh toán là nguồn vốn lại bị giảm ngay. Đối với tiền vay tập trung cho vay nhóm khách hàng và tập trung nhiều vào một vài lĩnh vực nên khi xẩy ra rủi ro từ phía khách hàng thì ngân hàng phải đối mặt với sự khó khăn và khơng thể chống đỡ được. Mặt khác đối với các dự án lớn mức cho vay đồng tài trợ chưa cao chủ yếu tập trung vào ngân hàng TMCP Ngoại thương trong cùng hệ thống vì thể việc phân tán rủi ro là chưa có.

- Thứ năm, thơng tín dụng của chi nhánh thu thập được chưa thực sự tốt, cán bộ tín

dụng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau với độ chính xác khơng cao. Các thơng tin mà cán bộ tín dụng sử dụng chỉ có thơng tin từ hồ sơ khách hàng trong quá khứ là có độ tin cậy cao, cịn lại các thơng tin khác như: thông tin do khách hàng cung cấp, các thông tin từ trung tâm CIC và các thông tin khác từ việc đi thực tế khách hàng các thơng tin này có độ chính xác khơng cao. Việc thơng tin tín dụng chưa thực sự tốt đã tạo ra khơng ít khó khăn cho chi nhánh và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho chi nhánh trong những năm gần đây.

Trong phịng tín dụng xảy ra tình trạng có nhân viên làm việc bằng hai lần người khác, nhưng cũng có nhân viên làm việc thờ ơ với công việc lương thưởng vẫn là như nhau gây là sự mất cơng bằng. Việc bố trí cán bộ phụ trách cho vay không ổn định, thường xuyên thay đổi và thiếu tính chun nghiệp vì vậy chưa tạo ra sự gắn kết cán bộ phụ trách với khách hàng, dẫn tới khó tiếp cận khách hàng. Những điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn.

3.1.3 Nguyên nhân

o Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, hoạt động marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa rõ ràng, phong phú. Cụ thể là chính sách tín dụng của ngân hàng hay thay đổi còn nhiều văn bản chưa thực sự thống nhất.

Thứ hai, năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng cịn hạn chế, bất cập và yếu kém nhất là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, chưa thực sự thích ứng với những thay đổi của thị trường

Thứ ba, sự kết hợp giữa nhân viên quan hệ khách hàng với nhân viên tín dụng về khách hàng chưa linh hoạt khiến cho quá trình đánh giá và quản lý khách hàng cịn gặp nhiều khó khăn, cản trở việc cấp tín dụng của ngân hàng.

Thứ tư, hoạt động marketing giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng còn chưa thực sự được chú trọng và phát triển, một phần cũng chi nhánh được đặt tại địa phương chưa phát triển mạnh về kinh tế.

Thứ năm, yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo, theo thực trạng hoạt động tín dụng ở chi nhánh, tất cả các khoản tín dụng đều cần có tài sản đảm bảo. Điều này cũng một phần làm hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh.

o Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế không ổn định, trong thời gian qua nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế toàn cầu gặp phải nhiều biến động mạnh mà nguyên nhân một phần cũng là do những bất ổn về chính trị xã hội trên thế giới

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa thực sự hồn thiện và hiệu quả. Mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể và thiếu ổn định gây ra hạn chế trong quá trình cho vay cho và ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ ba, ngày càng có càng nhiều ngân hàng ngồi quốc doanh mọc lên, các cuộc chạy đua giảm lãi suất…dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng

Thứ tư, nguồn thơng tin từ khách hàng cịn thiếu chính xác, thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của ngân hàng nhà nước và hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng cũng chưa được đầy đủ, tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đề tài chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 54 - 58)