Dự báo phát triển nghành cung cấp suất ăn công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại hoàng nhật minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền bắc (Trang 53)

Phát triển nền kinh tế lớn mạnh để đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này đã được thể hiện rất rõ qua các văn kiện đại hội Đảng, qua các kỳ họp Quốc Hội,… Đặc biệt là tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X diễn ra vào tháng 4 năm 2006, một lần nữa Đảng và Nhà nnước ta lại nhấn mạnh về vấn đề phát triển kinh tế đất nước. Để đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý đến các ngành dịch vụ. Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cũng sẽ đưa ra những chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi như: chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư (ưu đãi về lãi suất vay, hình thành các khu kinh tế,…); xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia nền kinh tế. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc Đảng và Nhà nước ta thường xuyên điều chỉnh hệ thống luật kinh tế, luật doanh nghiệp,… để sao cho đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển kinh tế.

Riêng đối với lĩnh vực dịch vụ cung cấp suất ăn cơng nghiệp thì xu hướng phát triển của nền kinh tế tạo cơ hội rất lớn cho việc mở rộng thị trường. Với các chính sách

khuyến khích của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để lĩnh vực kinh doanh này hoạt động bền vững, đồng thời với sự mở cửa của nền kinh tế thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập, cơng việc ngày càng bận rộn hơn, thời gian chuẩn bị những bữa ăn khơng có nhiều nhưng vẫn muốn đảm bảo đủ dinh dưỡng thì việc sử dụng các dịch vụ cung cấp suất ăn cơng nghiệp sẽ có nhu cầu tăng lên. Tuy nhiên về mặt lâu dài trong tương lai thì các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn cơng nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, đó là sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong nước và sức ép từ các đối thủ nước ngồi.

Do đó, ta thấy đây là một ngành có triển vọng rất lớn, cơng ty cần chuẩn bị cho mình những chiến lược hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh của mình, tăng mức thị phần lên cao hơn nữa so với các đối thủ cạnh tranh.

2.2 Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty

Mục đích hoạt động của cơng ty trong thời gian lâu dài đó là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, thời gian ngắn sắp tới công ty cần phải thực hiện được các mục tiêu sau: nâng cao hơn nữa mức doanh thu của công ty so với những năm vừa qua, mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm những tập khách hàng mới, tăng mức thị phần của công ty trên thị trường.

Để thực hiện được các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như lâu dài, công ty đưa ra chiến lược hoạt động tập trung vào các vẫn đề chủ yếu:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. - Tiết kiệm chi phí, ổn định giá của sản phẩm dịch vụ

- Tăng cường mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ. - Phát huy tính sáng tạo và đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ.

Với chiến lược hoạt động như vậy, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn để hoàn thành tốt chiến lược đề ra. Sau đây là kế hoạch trong thời gian tới của công ty:

Phát triển mạnh thị trường trọng điểm, tập trung vào những khách hàng chiến

lược của công ty.

Nâng cao vai trị của nghiên cứu marketing nhằm tìm kiếm những tập khách

hàng mới, thị trường mới, giúp công ty mở rộng thị trường, tăng doanh thu.

Đầu tư về chiều sau, ứng dụng những thàn tựu trong quản lý, đầu tư thêm cơ

sở vật chất, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,..

Đào tạo đội ngũ nhân viên, đồng thời có những chính sách nhằm khuyến khích

4.3 Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăncơng nghiệp của cơng ty cổ phần thương mại Hồng Nhật Minh cơng nghiệp của cơng ty cổ phần thương mại Hồng Nhật Minh

4.3.1 Đề xuất hoàn thiện các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của cơng ty CPTM Hồng Nhật Minh

a. Chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Nâng cao chất lượng các món ăn cung cấp cho khách hàng.

- Phát triển các món ăn mới, bổ sung và cải tiến những món ăn hiện có.

- Nghiên cứu cho ra đời các thực đơn mới với cách phối kết hợp các món ăn sắn có và chế biến món ăn mới.

b. Giácả

- Thực hiện chính sách giảm giá với những doanh nghiệp hợp tác lâu dài. - Chiết khấu đối với những doanh nghiệp lâu năm của công ty.

- Vào các ngày lễ, tết có các chương trình khuyến mãi phù hợp.

- Dựa vào đặc điểm của thị trường mà công ty đưa ra mức giá phù hợp.

c. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Thực đơn của doanh nghiệp phải phù hợp với từng khu vực, đáp ứng khẩu vị của người lao động.

- Các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

 Nguyên liệu phải biết rõ nguồn gốc, lựa chọn những hợp tác xã, công ty cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn có uy tín.

 Quy trình chế biến các món ăn hợp vệ sinh.

 Đồ dùng ăn uống của người lao động phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh. - Đối với các doanh nghiệp có số lao động nam cao hơn thì phải bổ sung thêm nhiều món mặn hơn, ngược lại, các doanh nghiệp có số lao động nữ cao hơn thì bổ sung thêm các món rau, đồ tráng miệng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho họ.

- Xây dựng chế độ thu thập thơng tin phản hồi của khách về các món ăn để đảm bảo ngày càng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

d. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm

Uy tín, thương hiệu sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Đảm bảo các món ăn hồn thành trước khi đến bữa ăn của người lao động nhưng không quá nguội.

- Chất lượng các món ăn đảm bảo tạo cho cơng ty uy tín tốt với khách hàng. - Trong thời gian tới công ty cần đạt nhiều dạnh hiệu hơn nữa, đặc biệt ngành cung cấp suất ăn công nghiệp, để nâng cao danh tiếng cũng như lòng trung thành của khách hàng với công ty.

4.3.2 Đề xuất các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của cơng ty CPTM Hồng Nhật Minh

Để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hồng Nhật Minh, cơng ty cần xác định điểm và trọng số phù hợp năng lực của mình. Từ đó, đưa ra những chính sách thích hợp nhằm phát triển sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành cung cấp suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc.

Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh suất ăn cơng nghiệp của cơng ty CPTM Hồng Nhật Minh

STT Các tiêu chí đánh giá Điểm Trọng số

1 Uy tín thương hiệu 4.7 0.12 2 Chất lượng món ăn 4.3 0.11 3 Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng 4.0 0.10 4 Thực đơn 3.5 0.09 5 Giá cả 3.8 0.10 6 Nguồn nhân lực 3.5 0.09 7 Thị phần 4.0 0.10 8 Dòng sản phẩm, dịch vụ cung ứng 4.2 0.11 9 Mạng lưới hoạt động 3.2 0.08 10 Quản lý quan hệ khách hàng 3.7 0.10 Tổng 38.9 1

4.3.3 Đề xuất giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của cơng ty CPTM Hồng Nhật Minh

a. Giải pháp về sản phẩm

Chất lượng các món ăn phục vụ cho khách hàng cần được quan tâm hàng đầu. Khơng những cần đảm bảo an tồn vệ sinh mà còn phải phù hợp với khẩu vị của những người lao động. Bởi sau những giờ làm việc vất vả, có được bữa ăn ngon miệng, người lao động sẽ làm việc chăm chỉ hơn, do đó các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm đến bữa ăn cho nhân viên. Họ sẽ tìm những nhà cung cấp suất ăn cơng nghiệp đáp ứng được những u cầu trên. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cơng ty cần phải quan tâm đầu tư về chất lượng của món ăn cung cấp cho khách hàng.

Về danh mục sản phẩm: để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần bổ sung thêm sản phẩm chế biến sẵn mang nhãn hiệu của cơng ty. Các sản phẩm này có thể là: dưa muối, các loại mắm. Việc làm này vừa có tác dụng đa dạng hóa sản phẩm của cơng ty, lại có thể mang cảm giác ngon miệng đến cho khách hàng.

Công ty hiện nay phục vụ cho khách hàng 5 món chính: món canh, món rau, món mặn, món phụ và cơm. Món phụ là loại sản phẩm bổ sung nên có thể tạm ngưng

cung cấp loại sản phẩm này. Tiếp tục rà sốt các thực đơn đã có của các sản phẩm cịn lại để có kế hoạch loại bỏ những món ăn ít được ưa chuộng, thừa nhiều, chế biến phức tạp đồng thời thiết kế những món ăn mới để khách hàng khỏi nhàm chán.

Công ty cũng cần thay nhưng khay cơm nhựa thành khay inox đảm bảo vệ sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì các khay cơm bằng nhựa thường bám mùi và dễ gây phản ứng hóa học với đồ ăn nóng. Với các dụng cụ đi kèm cơng ty cũng cần phải chú trọng như: đũa, thìa,… đảm bảo hợp vệ sinh và có giấy bọc in hình logo của cơng ty. Điều này giúp cho khách hàng cảm nhận được uy tín của cơng ty và cũng sẽ ghi nhớ lâu hơn thương hiệu của công ty.

b. Giải pháp về giá

Giá cả của sản phẩm dịch vụ là một trong những công cụ cạnh tranh rất sắc bén của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Hiện nay công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh đang sử dụng phương pháp định giá trên chi phí. Đây là phương pháp định giá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và nó tỏ ra rất phù hợp đối với các doanh nghiệp dịch vụ. Với tình hình hiện nay, cơng ty nên tiếp tục sử dụng chiến lược định giá thấp hơn đối thủ. Tuy nhiên khi tiến hành định giá doanh nghiệp cần phải chú ý đến những nguyên tắc định giá để có thể xây dựng được mức giá cạnh tranh nhất cho sản phẩm dịch vụ của mình.

Xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào giá trị đích thực dịch vụ đó mang lại cho khách hàng, tránh tình trạng chỉ căn cứ vào chi phí và tăng thêm một mức lợi nhuận thích hợp. Xác định giá phải được nhìn nhận từ viễn cảnh thị trường. Quá trình hình thành giá trong dịch vụ được xem xét từ ba góc độ. Chi phí dịch vụ của người cung cấp, tình trạng cạnh tranh trên thị trường và giá dịch vụ tiêu dùng mà người tiêu dùng nhận được.

Để thực hiện định giá có hiệu quả, cơng ty cần phải quyết định các vấn đề có liên quan đến những nội dung như: Vị trí dịch vụ trên thị trường, mục tiêu marketing của doanh nghiệp, chu kì sống của dịch vụ, độ co giãn của nhu cầu, các yếu tố cấu thành chi phí, những yếu tố đầu vào của dịch vụ, hiện trạng của nền kinh tế và khả năng cung ứng dịch vụ.

Công ty hiện nay mới chỉ sử dụng biện pháp điều chỉnh giá là chủ động giảm giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, công ty cần phải bổ sung thêm biện pháp điều chỉnh giá là chủ động tăng giá để tăng mức lợi nhuận cho công ty. Với phương pháp điều chỉnh giá mà công ty áp dụng nên hết sức chú ý quan sát thái độ của khách hàng và phản ứng của đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo thế chủ động để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá sản phẩm dịch vụ của công ty.

Hiện tại, giá nguyên vật liệu đầu vào đang tăng cao, nên công ty cần tăng mức giá các suất ăn để tăng doanh thu. Các suất ăn có giá từ 6.500 đồng đến 10.000 đồng

có thể hủy, vì các suất ăn này với chi phí hiện nay sẽ khơng thể đem lại doanh thu cho công ty, hơn nữa suất ăn này cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cũng như mức độ no của người lao động.

Với việc nắm bắt đầy đủ và chính xác các yếu tố nêu trên thì cơng ty sẽ xác định được cho mình một mức giá phù hợp. Mức giá đó sẽ thu hút khách hàng và cạnh tranh được với các đối thủ. Tuy nhiên tập khách hàng của công ty là các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nên họ cũng đặc biệt quan tâm về chi phí, vì vậy cơng ty cũng cần phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm dịch vụ của mình.

c. Giải pháp về phân phối

Với kênh phân phối mà cơng ty đang sử dụng hiện nay thì nó tỏ ra là có hiệu quả, tuy nhiên với chiến lược lâu dài là công ty sẽ mở rộng thị trường thì kênh phân phối này còn hạn chế. Để đáp ứng được u cầu phát triển thì cơng ty cần mở rộng mạng lưới phân phối của mình, xây dựng một hệ thống nhà bếp làm trung tâm, từ đó giao các suất ăn được chế biến tại bếp đến các khách hàng là đối tác của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp hợp tác được với các doanh nghiệp nhỏ, khơng có mặt bằng xây dựng nhà ăn cho nhân viên.

d. Giải pháp về xúc tiến

Đối với sản phẩm dịch vụ thì có một đặc tính rất đặc biệt đó là tính vơ hình, do đó khách hàng rất khó nhận ra. Chính vì vậy mà việc tăng cường xúc tiến để làm tăng tính hữu hiệu cho sản phẩm dịch vụ. Điều này được tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhận biết và coi nó như một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng các công cụ xúc tiến để khuếch trương sản phẩm dịch vụ của cơng ty cịn hạn chế. Vì vậy cơng ty cần phải bổ sung để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty.

 Về công cụ chào bán hàng trực tiếp cá nhân: Đó là q trình thực hiện chuyển giao dịch vụ giữa nhân viên cung ứng dịch vụ với khách hàng. Bán hàng cá nhân trong dịch vụ phải đảm nhận đồng thời ba chức năng là: bán hàng, hoạt động tạo ra dịch vụ và kiểm soát dịch vụ. Nhân viên cung ứng dịch vụ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp đối với khách hàng, do đó họ có ảnh hưởng rất lớn đến những suy nghĩ và quyết định của khách hàng. Nếu như việc cung cấp dịch vụ được thực hiện một cách hồn hảo thì sẽ làm hài lịng khách hàng, từ đó sẽ truyền miệng đến các khách hàng mới. Chính vì vậy mà cơng ty cần phải kiểm sốt việc bán hàng cá nhân để nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Nội dung kiểm sốt bao gồm: kiểm sốt thời gian của tồn q trình dịch vụ; kiểm sốt nhận thức trong các tình huống đời thường và sử dụng nó để làm tốt hơn những tác động của đám đơng; kiểm sốt hiệu quả của q trình; kiểm sốt lượng liên tục giữa nhân viên với khách hàng.

 Về công cụ xúc tiến bán: Hiện nay công ty cũng đang sử dụng một số hình thức để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả nhất định như: chiết khấu giảm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại hoàng nhật minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền bắc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)