Kết quả đào tạo nhân viên của ngân hàng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 32)

3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về đào tạo nhân viên tại ngân hàng

3.2.1. Kết quả đào tạo nhân viên của ngân hàng trong thời gian qua

Số lượt đào tạo, số lượng học viên:

Bảng 3.2: Tình hình đào tạo nhân viên của BIDV giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2010 2011 2012

Lượt đào tạo 56 52 32

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)

Năm 2010, số lượt đào tạo nhân viên của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội là 56 lượt; năm 2011 là 52 lượt, giảm 7,1% và năm 2012 còn 32 lượt, giảm 38,5% (xem bảng 3.2). Tuy nhiên, số lượng học viên của mỗi khóa học vẫn giữ ở mức khá ổn định. Có những khóa học rất đơng học viên, chẳng hạn như khóa học “Các sản phẩm bán lẻ” với 141 học viên, khóa học “Nghiệp vụ phịng chống rửa tiền” với 118 học viên, hay khóa đào tạo “Dịch vụ ngân hàng điện tử” với 148 học viên,… Cũng có những khóa học rất ít học viên như “Giới thiệu và

phối hợp bán sản phẩm Tài trợ thương mại” có 4 học viên, hay khóa học “Kinh doanh vốn và tiền tệ năm 2012” chỉ có 2 học viên tham dự,…

Thời gian đào tạo, chu kỳ đào tạo: Vì chỉ là chi nhánh, nên hoạt động của ngân hàng chủ yếu là hoạt động tác nghiệp. Để phục cho các hoạt động tác nghiệp đó, các khóa đào tạo của ngân hàng thường diễn ra trong ngắn hạn. Thời gian của mỗi khóa học có thể dài, ngắn khác nhau tùy theo nội dung của từng khóa học. Có khóa học kéo dài trong 1 tháng, 2 tháng, như khóa học “Huy động vốn và kinh doanh vốn”, khóa học “Kỹ năng mềm cơ bản”; có khóa học chỉ kéo dài trong vài ngày, thậm chí là 1 ngày như khóa đào tạo “Kỹ năng chăm sóc khách hàng”, khóa “Triển khai quản lý vốn tập trung cho BHXH Việt Nam”,… Tuy nhiên, cũng có những khóa đào tạo với thời gian kéo dài 1 năm hoặc vài năm, thường là trường hợp cán bộ tự đào tạo hoặc chi nhánh cử đi đào tạo. Cùng với sự thay đổi của nhu cầu đào tạo nên chu kỳ đào tạo nhân viên trong ngân hàng cũng có sự thay đổi. Năm 2010 và 2011, tần suất đào tạo lớn, chu kỳ đào tạo là khoảng 1 tuần; năm 2012, nhu cầu đào tạo giảm, kéo theo chu kỳ đào tạo dài hơn, khoảng gần 2 tuần.

Trình độ học viên sau đào tạo: Trình độ học viên sau đào tạo được ngân hàng

nhận định thông qua mức độ hồn thành nhiệm vụ năm. Nhìn chung, trong 3 năm gần đây 2010 – 2012, những nhân viên của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội sau đào tạo đều đã nâng cao được năng suất làm việc, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn và có một số nhân viên đã có những thành tích vượt bậc sau khi tham gia đào tạo. Điều quan trọng là các nhân viên này đều nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo và tham gia các khóa đào tạo một cách nghiêm túc, góp phần làm nên hiệu quả của cơng tác đào tạo tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)