Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 32 - 34)

3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về đào tạo nhân viên tại ngân hàng

3.2.2. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân viên

Việc xác định nhu cầu đào tạo của ngân hàng là tìm ra sự thiếu hụt về kiến thức chun mơn và kỹ năng nghiệp vụ giúp nhân viên hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao phó. Cơng việc này được thực thi bởi phịng Tổ chức nhân sự và các phịng ban khác có nhân viên cần đào tạo. Ngân hàng thường lấy ý kiến chỉ đạo từ Hội sở chính, của trường đào tạo, những đề xuất từ các phòng ban, ý kiến đề xuất của nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên của mình.

Theo kết quả thu thập từ phiếu điều tra trắc nghiệm, tỷ lệ nhân viên có nhu cầu, nguyện vọng đào tạo như sau:

30%

70%

Có Khơng

Theo kết quả điều tra, có 30% nhân viên trả lời là có được hỏi và 70% số nhân viên trả lời là không được hỏi về nhu cầu đào tạo. Từ đó thấy rằng việc xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên trong công ty là chưa tốt, chủ yếu vẫn dựa vào ý kiến chủ quan của người đứng đầu bộ phận, dựa vào mục tiêu kinh doanh, tăng giảm số lượng nhân viên mà chưa có sự quan tâm điều tra nhu cầu của nhân viên xem họ thiếu gì, cần gì? Vì vậy mà nhiều nội dung đào tạo nhân viên chưa được phù hợp, đơi khi cịn thiếu.

Trên thực tế, các căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên của ngân hàng:  Chiến lược hoạt động, kinh doanh của ngân hàng: Năm 2013 và trong những năm tới, ngân hàng tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ; nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, nên nhu cầu đào tạo tập trung vào phát triển năng lực cá nhân, đào tạo nâng cao trình độ cơng nghệ, nâng cao kỹ năng, phương pháp làm việc của nhân viên.

 Kế hoạch nhân sự của ngân hàng: Ngân hàng đang và sẽ tiếp tục tái cơ cấu tồn bộ tổ chức, do đó, nhân sự cũng sẽ bị xáo trộn. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường tài chính và các đối thủ, BIDV đã xác định đào tạo là một nguồn đầu tư, khơng phải là chi phí. Nhu cầu đào tạo của ngân hàng từ đó cũng tập trung vào việc đi sâu khai thác và phát huy năng lực của nhân viên. Các khóa đào tạo sẽ được tổ chức nhiều hơn, với chương trình đào tạo thiết thực hơn và sẽ khuyến khích nhiều hơn nữa tinh thần học tập của nhân viên.

Hình 3.1: Tỷ lệ nhân viên được hỏi về nhu cầu, nguyên vọng đào tạo

 Trình độ cơng nghệ của ngân hàng: BIDV được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ điều kiện nền tảng để phát triển cơng nghệ. Tuy nhiên, trình độ của nhân viên trong việc cải tiến công nghệ tại ngân hàng cịn rất hạn chế. Do đó, từ cuối năm 2011, ngân hàng xác định đào tạo về kỹ thuật – công nghệ cho nhân viên là nhu cầu hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường.

Phòng Tổ chức nhân sự phối hợp với lãnh đạo các phịng ban để phân tích tình hình đơn vị, phân tích tình hình nhân viên trong phịng và phân tích cơng việc để xác định nhu cầu đào tạo.

Trên cơ sở đó, nhu cầu đào tạo nhân viên năm 2013 được xác lập bao gồm: 46 lượt đào tạo, với số học viên trung bình trong mỗi khóa đào tạo là khoảng 20 người, được triển khai liên tục mỗi tuần để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế. Ngân hàng sẽ triển khai đào tạo với chương trình có sự hỗ trợ của Hội sở chính và trường BIDV, chương trình đào tạo qua mạng nội bộ, đào tạo trực tuyến và các chương trình do đơn vị tự tổ chức đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 32 - 34)