Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 34 - 38)

3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về đào tạo nhân viên tại ngân hàng

3.2.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

Xác định mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo nhân viên phải dựa trên chiến lược

kinh doanh của ngân hàng. Năm 2012, mục tiêu của ngân hàng là khắc phục khó khăn của suy thối kinh tế và giữ vững vị thế kinh tế.Vì thế mục tiêu của đào tạo là cung cấp những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho nhân viên để họ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ với mức chi phí thấp nhất. Năm 2013, mục tiêu đào tạo là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuẩn mực hóa.

Xác định đối tượng đào tạo: Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, phòng Tổ

chức nhân sự tập hợp danh sách những người cần phải đào tạo. Với danh sách này, phòng Tổ chức nhân sự sẽ phân loại đối tượng đào tạo theo các tiêu chí để tổ chức đào tạo. Đối tượng đào tạo của BIDV chủ yếu là nhân viên các phòng ban của khối văn phịng.

Xác định chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo tùy thuộc vào nhu cầu

và mục tiêu đào tạo nhân viên của ngân hàng. Ngân hàng thường áp dụng các phương pháp đào tạo kèm cặp, thực hành kỹ năng và phương pháp sử dụng công cụ mô phỏng.

 Nội dung đào tạo:

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ Đào tạo kỹ năng

Đạo tạo chính trị - lý luận Đào tạo văn hóa doanh nghiệp

Theo kết quả phỏng vấn các cấp quản lý của ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, trung bình mỗi năm từ 2010 đến 2012 và theo nhu cầu đào tạo nhân viên năm 2013, tỷ lệ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm 50% trong nội dung đào tạo nhân viên của ngân hàng, đào tạo kỹ năng chiếm 28%, đào tạo chính trị - lý luận là 17% và đào tạo về văn hóa doanh nghiệp chiếm 5%.

Năm 2013, ngân hàng tiếp tục đào tạo các nội dung trên và đẩy mạnh hơn trong việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp.

 Hình thức và phương pháp đào tạo:

Hình thức đào tạo: Với nội dung đào tạo chủ yếu là chuyên môn nghiệp vụ,

BIDV sử dụng hình thức đào tạo chủ yếu là bên ngồi ngân hàng.

Bảng 3.3: Hình thức đào tạo được sử dụng chủ yếu trong đào tạo nhân viên

Đơn vị: phiếu

STT Hình thức đào tạo Số phiếu nhân viên lựa

chọn Tỷ lệ (%)

1 Đào tạo tại ngân hàng 02/20 10%

2 Đào tạo bên ngoài ngân hàng 13/20 65%

3 Tự đào tạo 05/20 25%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Theo kết quả từ phiếu điều tra trắc nghiệm, hình thức đào tạo nhân viên được ngân hàng áp dụng nhiều nhất là đào tạo bên ngoài ngân hàng, với 13 phiếu lựa chọn trên tổng số 20 phiếu phát ra cho nhân viên, chiếm 65%. Bên cạnh đó, hình thức tự đào tạo cũng chiếm tỷ lệ 25%.Hình thức đào tạo tại ngân hàng chiếm 10% số phiếu.

Hình 3.2: Nội dung đào tạo nhân viên tại ngân hàng

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn)

5% 17%

28%

Đào tạo tại ngân

hàng Đào tạo bên ngoài ngân hàng Nhân viên tự đào tạo

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 10% 10% 17% 50% 65% 48% 30% 23% 30% 10% 2% 5% Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Hình 3.3: Mức độ hài lịng của nhân viên với hình thức đào tạo của ngân hàng

Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của nhân viên các bộ phận cho thấy:

Hình thức đào tạo bên ngồi ngân hàng: Là hình thức được cơng ty sử dụng nhiều nhất. Ngân hàng thường cử nhân viên đi đào tạo tại trường BIDV, đây là nơi đào tạo chuyên về nghiệp vụ ngân hàng cho cả hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, nhân viên còn được đào tạo tại các tổ chức bên ngoài để cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy thường mang tính chuyên nghiệp nên chất lượng đào tạo được nâng cao và nhân viên ít bị nhàm chán. Do đó, 65% nhân viên cảm thấy hài lịng với hình thức đào tạo này, 10% nhân viên thấy rất hài lòng và chỉ có 2% cảm thấy chưa hài lịng.

Hình thức đào tạo tại doanh nghiệp: Hình thức này thường áp dụng cho các khóa tập huấn ngắn ngày hoặc đào tạo theo phương pháp kèm cặp nhân viên. 10% nhân viên cảm thấy rất hài lòng, 50% nhân viên cảm thấy hài lịng, 30% nhân viên thấy bình thường và 10% nhân viên khơng hài lịng với hình thức đào tạo này.

Hình thức nhân viên tự đào tạo: nhân viên là người chủ động trong việc học tập, có thể tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn hay dài hạn để nâng cấp bậc học của mình. Với hình thức này, 17% nhân viên rất hài lòng, 48% nhân viên hài lòng và cũng chỉ có 5% nhân viên cảm thấy khơng hài lịng.

- Phương pháp đào tạo nhân viên

Các phương pháp đào tạo nhân viên được áp dụng trong ngân hàng bao gồm: đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn công việc; đào tạo nghề và đào tạo theo phương pháp sử dụng công cụ mô phỏng.

Trong các phương pháp đào tạo nhân viên, theo kết quả điều tra, phương pháp kèm cặp được nhân viên đánh giá là hài lòng hơn cả, mức độ hài lịng là 65%. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng cơng cụ mơ phỏng lại có tỷ lệ nhân viên rất hài lịng cao, chiếm 20%.

Kèm cặp Đào tạo nghề Sử dụng cơng cụ mơ phỏng 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Khơng hài lịng Bình thường Hài lịng Rất hài lịng

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Hình 3.4: Mức độ hài lịng của nhân viên đối với phương pháp đào tạo

 Địa điểm đào tạo:

Đối với nhân viên mới, ngân hàng sẽ gửi đào tạo tại trường cán bộ trong khoảng 10 ngày. Tại đây, họ sẽ được phát tài liệu tự nghiên cứu, sau đó trao đổi, thảo luận với những học viên khác và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả.

Đối với đào tạo kỹ năng và chuyên mơn kỹ thuật thì ngân hàng thường tổ chức các lớp đào tạo ngay tại đơn vị hoặc gửi đi đào tạo tại trường BIDV.

Đối với việc đào tạo về tư tưởng, văn hóa thì Hội sở chính sẽ gửi tài liệu và cử giảng viên hướng dẫn hoặc tập huấn cho các cán bộ của chi nhánh để cán bộ truyền đạt lại với nhân viên.

 Chu kỳ đào tạo: Theo kết quả phỏng vấn và thực tế đào tạo nhân viên tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, chu kỳ đào tạo đối với chương trình có sự hỗ trợ của Hội sở chính và trường BIDV có thể là 1 hoặc 2 tuần. Chu kỳ đào tạo đối với

chương trình do đơn vị tự tổ chức đào tạo là 1 q. Cịn chương trình đào tạo trực tuyến thì diễn ra thường xuyên trong suốt cả năm.

Dự tính ngân sách cho đào tạo: Ngân sách đào tạo dùng để chi trả cho giảng

viên, hỗ trợ học viên, chi ăn giữa giờ và điều kiện cơ sở vật chất tổ chức lớp học. Thông thường, ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội chi cho giảng viên từ 150.000đ/giờ đến 300.000đ/giờ, hỗ trợ người học với mức 150.000đ/người/ngày, chi ăn giữa giờ mức 50.000đ/người/ngày. Trung bình mỗi năm, ngân sách cho đào tạo của ngân hàng Thương mại cổ phần Đẩu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội nằm trong khoảng 1 – 1,5 tỷ đồng. Dự kiến ngân sách cho đào tạo nhân viên năm 2013 là 1,4 tỷ đồng.

Bảng 3.4: Ngân sách đào tạo nhân viên trong 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Ngân sách đào tạo 0,79 1,1 1 0,31 28,2% -0,1 -9,1% (Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, từ năm 2010 đến 2011, ngân sách cho đào tạo tăng 0,31 tỷ đồng, tăng 28,2%. Năm 2012, ngân sách đào tạo giảm 0,1 tỷ đồng so với năm 2011, nhưng con số này vẫn là lớn trong tình hình kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy, ngân hàng đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho đào tạo nhân viên và khá chú trọng đến cơng tác đào tạo dù trong hồn cảnh kinh tế suy thoái.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)