Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại toàn thắng (Trang 57 - 59)

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

3.2.1. Chiến lược sản phẩm

Thứ nhất, việc chọn cơ cấu và chủng loại sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm của công ty.

Các mặt hàng kinh doanh tại siêu thị không những phải phù hợp với ngành nghề đăng ký mà cịn phải có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng ở tất cả các mặt hàng, thể hiện thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa và thanh tốn qua ngân hàng. Các sản phẩm bày bán phải có nhãn hiệu cụ thể là hàng nội địa hay hàng nhập ngoại, và nếu bắt buộc công ty phải đăng ký chất lượng tại các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong siêu thị, hàng hóa phải được sắp xếp một cách khoa học có hệ thống, có trật tự, lối đi thơng thống và giá cả được niêm yết rõ ràng, cập nhật thường xun, khơng có sự mâu thuẫn giữa giá tại các kệ hàng với giá hàng hóa khi thanh tốn. Đối với đồ điện, hàng điện tử phải có hướng dẫn bảo quản, bảo hành. Thực phẩm đông lạnh, tươi sống, rau sạch bày bán phải có nguồn gốc, địa chỉ sản xuất và phải qua các giai đoạn xử lý kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Với hàng ế hoặc chất lượng kém hay hàng cấm lưu thơng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng phải loại bỏ kịp thời bằng việc thường xuyên kiểm tra các quầy, kệ hàng.

Các siêu thị có thể sử dụng các màng nhựa ngăn nước, độ ẩm, khí ơxi nhưng vẫn có thể thẩm thấu khí một cách thích hợp, cho phép sản phẩm có thể giữ được lâu hơn lại vừa có lợi cho mơi trường.

Để tăng đa dạng hóa cơ cấu chủng loại hàng hóa, siêu thị nên mở rộng tìm kiếm nguồn phân phối, khơng chỉ các nguồn trong nước mà có thể tìm các trung gian nhập khẩu từ nước ngồi. Việc này có thể khiến cơng ty gặp khó khăn vào những thời điểm ban đầu khi tìm kiếm nguồn hàng, nhưng lại đem lại những lợi ích về lâu dài khi cơng ty khơng mất phí qua trung gian trong nước. Nhưng cơng ty cũng cần phải xem xét mặt hàng nào cần phải tìm trung gian từ nước ngồi, mặt hàng nào nhập từ nhà phân phối nội đia để đem lại sự thuận tiên cũng như giảm chi phí thấp nhất cho cơng ty. Ngồi ra cơng ty có thể tìm nguồn cung ứng ở các vùng, các địa phương trên cả nước nhằm khai thác các mặt hàng độc đáo mang tính đặc trưng của những vùng này, chẳng hạn như đặc sản của các miền về các loại trái cây hoặc món ăn

Mỗi siêu thị thường cố gắng tìm cho mình những chủng loại hàng hóa độc đáo, điều này có thể tạo nên một sức hút vơ hình lơi kéo khách hàng đến mua sắm tại siêu thị đó và có thể tạo nên hình ảnh tốt về siêu thị trong tâm trí khách hàng. Đối với Nam Thang mart, đó là các mặt hàng mỹ phẩm hàn quốc từ nguồn hàng xách tay hoặc phân phối từ các nhà phân phối lớn trong nước. Các mặt hàng này đã thông qua sự sử dụng của khách hàng và đạt được sự tin tưởng tuyệt đối, có thể nói khi đến với siêu thị Nam Thắng thì khách hàng có thể mua được hàng mỹ phẩm hàn quốc nổi tiếng với chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên siêu thị cần tìm thêm một vài mặt hàng đặc trưng cho siêu thị, nhằm thu hút hơn nữa khách hàng đến với siêu thị, có thể là các mặt hàng thủy tinh cao cấp như ly, lọ hoa hay đĩa thủy tinh. Ngoài ra, siêu thị nên có quy định về việc khách hàng được quyền đổi hay trả lại hàng mua không ưng ý, hoặc sau khi đem hàng về dùng sau một thời gian mới đem đến đổi nhưng trong một điều kiện nhất định hoặc sản phẩm hỏng, sản phẩm kém chất lượng hay sản phẩm hỏng được sửa chữa miễn phí hoặc đổi lại.

Thứ hai, siêu thị cần có chiến lược hỗn hợp sản phẩm phù hợp .

Mục tiêu cơ bản của việc lập kế hoạch chiến lược hỗn hợp sản phẩm là nhằm bán cho khách hàng các mặt hàng trong mỗi ngành hàng với số lượng tốt nhất. Để đạt được mục tiêu này cịn tùy thuộc vào tình hình thị trường và khả năng của siêu thị. Một số chiến lược sản phẩm siêu thị nên sử dụng là hỗn hợp sản phẩm theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu. Với đặc điểm kinh doanh của siêu thị Nam Thắng thì chiến lược được sử dụng là chiến lược hỗn hợp sản phẩm theo chiều rộng

Chiến lược hỗn hợp sản phẩm theo chiều rộng là việc siêu thị kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, nhằm phục vụ các nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng bao gồm: hàng lương thực thực thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dụng cụ nấu ăn, sản phẩm dệt may, điện máy, đồ trang trí, các văn hóa phẩm và dịch vụ…

Sau khi đã xác định được một cơ cấu và chủng loại hàng hóa sẽ kinh doanh, siêu thị cần có kế hoạch tổ chức thu mua để nhận rõ nguồn hàng cung cấp cho mình và tiến hành tổ chức q trình thu mua để đảm bảo có được những hàng hóa phù hợp nhất chào bán đến người mua. Nguồn hàng cung cấp cho siêu thị có thể là trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc gián tiếp từ các nhà bán sỉ, các trung gian, những văn phòng phân phối thường trú đặt tại các thị trường lớn. Siêu thị phải tiến hành nghiên cứu khảo

sát, sau khi đã nhận diện được nguồn hàng, để xây dựng cho mình một kế hoạch mua hàng. Trong đó siêu thị phải xác định được những ngành nào, những mặt hàng gì sẽ mua vào để kinh doanh, mua từ đâu và mua của ai?, siêu thị phải hình thành những định hướng về hàng hóa sẽ mua vào bao gồm chủng loại, kiểu dáng, màu sắc cũng như qui cách, giá cả và chất lượng. Những yếu tố này phải phù hợp với hình ảnh của siêu thị cũng như nhu cầu của các khách hàng . Từ những cơ sở đó, bộ phận thu mua sẽ liên hệ nhà cung cấp để khai thác, nhập hàng hóa . Nhân viên thu mua cần tìm kiếm, tiếp xúc, trao đổi với nhiều nhà cung cấp để thu thập đầy đủ những thơng tin về những hàng hóa mà mình dự kiến mua và nhà cung cấp nào dự kiến sẽ giao dịch. Nhân viên thu mua phải thường xuyên theo dõi khả năng làm việc của nhà cung cấp, kết hợp với đánh giá họ định kỳ hay đột xuất về các mặt hàng hóa dịch vụ, mạng lưới phân phối và các hoạt động marketing …để có thể lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại toàn thắng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)