1. Giản yếu về đoạn văn
1.2. Câu chủ đề của đoạn văn
1.2.1. Khái niệm câu chủ đề
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, thể hiện ý chính (chủ đề) của đoạn văn; bao giờ cũng là câu đầy đủ thành phần và thường tương đối ngắn gọn.
Ví dụ: Dạy văn chương ở phổ thơng có nhiều mục đích (1). Trước hết, nó
tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù - lao động nghệ thuật (2). Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng cho hay (3). Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ (4).
(Lê Ngọc Trà) Trong đoạn văn trên, câu (1): Dạy văn chương ở phổ thơng có nhiều mục
đích là câu chủ đề của đoạn văn. 1.2.2. Cách viết câu chủ đề
Câu chủ đề thường là một câu, có độ dài không lớn so với các câu khác trong đoạn văn. Về vị trí, câu chủ đề có thể đứng đầu đoạn văn, có thể đứng cuối đoạn văn. Câu chủ đề cũng có thể gồm hai câu trở lên, gọi là câu chủ đề ghép. Câu chủ đề ghép có thể ghép liền (các câu đứng cạnh nhau), có thể ghép dãn cách (đầu đoạn - cuối đoạn). Chẳng hạn, xét hai đoạn văn dưới đây:
Ví dụ 1. Vấn đề trong sáng là khá phức tạp (1). Quan niệm về sự trong sáng cũng như quan niệm về dân tộc, khơng phải là một cái gì tuyệt đối cố định (2). Có sự trong sáng quay lại sau, lấy cha ông làm mẫu mực tuyệt đối, nhưng cũng có sự trong sáng nhìn ra trước, mở đường đi cho con cháu mai sau (3). Có sự trong sáng dân tộc hẹp hòi, chỉ biết say mê ngắm nhìn dân tộc mình, nhưng có sự trong sáng đặt dân tộc mình là một bộ phận của nhân loại (4). Có sự trong sáng động và trong sáng tĩnh, trong sáng giàu và trong sáng nghèo (5).
(Chế Lan Viên) Ví dụ 2. Tiếng cười trong truyện tiếu lâm Việt Nam mang rất nhiều cung
bậc khác nhau (1). Tiếng cười ở mảng truyện về người nông dân chủ yếu để giải thoát buồn phiền, mệt nhọc nên cung bậc cười thật vô tư, thoải mái (2). Ở mảng truyện về tầng lớp tiểu thương, trí thức rởm như thầy đồ, thầy lang, thầy cúng, thầy bói,… lại là tiếng cười chế diễu, đả kích (3). Cịn ở mảng truyện về bọn cường hào, quan lại, tiếng cười trở nên quyết liệt, mạnh mẽ, không khoan nhượng (4). Phải nói là các cung bậc cười trong truyện tiếu lâm thật phong phú, đa dạng, tiếng cười vừa để giáo dục con người, vừa để cười cho sảng khoái, để tồn tại, để phấn đấu cho cuộc đời tốt đẹp hơn (5).
Ở ví dụ 1, các câu (1) và (2) là câu chủ đề (đoạn diễn dịch), cịn ở ví dụ 2, câu chủ đề là câu (1) và (5), (đoạn kết hợp diễn dịch với quy nạp). Câu chủ đề trong hai đoạn văn trên là câu chủ đề ghép nhưng cách ghép khác nhau: các câu đứng cạnh nhau (ví dụ 1), các câu dãn cách (ví dụ 2).