Cấu trúc của đoạn văn

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 40 - 41)

1. Giản yếu về đoạn văn

1.3. Cấu trúc của đoạn văn

1.3.1. Cấu trúc nội dung

Thơng thường, đoạn văn có sự hồn chỉnh nhất định nào đó về nội dung, nghĩa là có cấu trúc nội dung. Cấu trúc nội dung là quan hệ của tất cả các thành tố nội dung trong đoạn văn, bao gồm:

- Ý chính của đoạn văn, tức là ý bao trùm, tốt ra từ tất cả các câu trong đoạn. Ý chính được gọi là chủ đề của đoạn văn. Nó được thể hiện dưới hai hình thức:

+ Hàm chứa trong một câu, hoặc hơn một câu (câu chủ đề).

+ Ẩn vào trong tất cả các câu của đoạn văn, (nghĩa là, ý chính khơng được hiển ngơn mà phải khái quát ý nghĩa bộ phận của các câu trong đoạn).

- Các ý bộ phận, tức là các thành tố nội dung chi tiết, có nhiệm vụ triển khai (giải thích, chứng minh) ý chính. Các ý bộ phận bị chi phối bởi ý chính. Do đó, các ý bộ phận phải được xác lập và trình bày đầy đủ, mạch lạc, lơgíc.

1.3.2. Cấu trúc hình thức

- Về bố cục, đoạn văn ở dạng lí tưởng có ba phần: phần mở đoạn (M), phần triển khai đoạn (a), phần kết đoạn (K). Trong ba phần, phần (a) luôn luôn có mặt (dù là đoạn tối giản), cịn phần (M) và (K) có thể vắng mặt.

- Về ngôn ngữ, dùng các đơn vị ngôn ngữ (từ, câu) và các phương tiện liên kết để tường minh nội dung đoạn văn. Chẳng hạn, xét hai đoạn văn sau đây:

Ví dụ 1.

Ngồi ánh sáng của một tâm hồn lớn, “Nhật kí trong tù” còn tỏa ánh sáng của một trí tuệ lớn (1). Đó là ánh sáng của thế giới quan, nhân sinh quan Mác-Lênin, là ánh sáng của những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của một lãnh tụ vĩ đại (2). “Học đánh cờ” là tư tưởng chỉ đạo chiến lược, chiến thuật quân sự được hình tượng hóa thành thơ (3). “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” là tuyên ngôn bằng thơ của thơ ca cách mạng và nhà thơ cách mạng (4). “Cột cây số”, “Nghe tiếng giã gạo”… là những bài học lớn về đạo đức cách mạng (5). Thơ “Nhật kí trong tù” bài nào cũng lấp lánh áng sáng của trí tuệ lớn (6).

Ví dụ 2.

Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tuổi thơ (1). Ca dao là hình thức trị chuyện tâm tình của những chàng trai, cơ gái đang u (2). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về cơng đức tổ tiên và anh linh của những người đã khuất (3). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất (4).

Ta thấy, đoạn văn ở ví dụ 1 có đầy đủ ba phần: câu (1) là phần mở đoạn (M), các câu (2), (3), (4), (5) là phần triển khai đoạn (a), còn câu (6) là phần kết đoạn (K). Ý chính của đoạn văn được thể hiện ở câu (1) và (6), ý trong các câu (2), (3), (4), (5) là các ý bộ phận. Còn đoạn văn ở ví dụ 2 chỉ có phần triển khai đoạn (a), khơng có phần mở đoạn (M) và kết đoạn (K). Ý chính của đoạn văn ẩn vào ý bộ phận trong các câu (1), (2), (3), (4).

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)