Lập luận trong đoạn văn

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 41 - 43)

1. Giản yếu về đoạn văn

1.4. Lập luận trong đoạn văn

Khái niệm lập luận đã trình bày ở chương 2 trong thực hành tạo lập văn bản. Lập luận là xác lập một số lí lẽ và dẫn chứng nhằm hướng đến một kết luận, một ý kiến hay một nhận định nào đó. Mỗi đoạn văn thường thể hiện một cách lập luận nhất định. Lập luận bằng cách nào là tùy thuộc vào nội dung và chiến lược giao tiếp của người viết/ người nói (5).

1.4.2. Các kiểu lập luận thường gặp trong đoạn văn

- Diễn dịch

Diễn dịch là kiểu lập luận đi từ cái khái quát (cái chung) đến cái cụ thể (cái riêng). Kiểu lập luận này, câu đầu tiên trong đoạn văn là câu chủ đề (kết luận), còn các câu tiếp sau có nhiệm vụ triển khai, làm sáng tỏ chủ đề (các luận cứ).

Ví dụ:

Giữa cơ thể và mơi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Mơi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những loại lá cây mọc trong những môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của mơi trường, lá mọc trong khơng khí có thể biến thành tua cuốn như đậu hà lan, hay tua móc gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khơ ráo, lá có thể biến gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng, hay dầy lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.

- Quy nạp

Quy nạp là kiểu lập luận bắt đầu bằng cái cụ thể, riêng lẻ đến cái khái quát, cái chung. Ở kiểu lập luận này, câu kết thúc là câu chủ đề, nó thâu tóm những câu mang thơng tin cụ thể đứng ở phía trước.

Ví dụ:

Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lí. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông. Tú bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.

- Kết hợp diễn dịch với quy nạp

Kiểu lập luận này có sự phối hợp giữa diễn dịch và quy nạp: câu đầu nêu nội dung khái quát, các câu tiếp theo là những thơng tin cụ thể, chi tiết (lí lẽ, dẫn chứng) vừa làm sáng tỏ nội dung khái quát (ở câu đầu), vừa chuẩn bị cho một nội dung khái quát ở câu cuối nhưng mức độ cao hơn. Câu cuối đoạn khái quát hóa, đúc kết lại những nội dung đã trình bày trong những câu đứng trước.

Nghệ thuật và tuyên truyền khơng phải hồn tồn khác nhau, nhưng cũng khơng hồn tồn giống nhau. Tuyên truyền cũng là một thứ nghệ thuật. Nghệ thuật tuyên truyền là một phần trong nghệ thuật nói chung. Và bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có ít nhiều tính tuyên truyền nhưng nói như thế khơng phải có thể kết luận rằng nghệ thuật và tuyên truyền chỉ là một. Tuyên truyền cao đến một mức nào đó thì tun truyền trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật thiết thực đến một mức nào đó thì nghệ thuật có tính rõ rệt là tun truyền. Cho nên, có thể có những người tuyên truyền không phải hoặc chưa phải là nghệ sĩ nhưng khơng thể có những nghệ sĩ hồn tồn không phải là người tuyên truyền.

(Trường Chinh) Trên đây là ba cách lập luận thường gặp. Ngồi ra, trong đoạn văn, chúng ta có thể sử dụng một số kiểu lập luận khác như song hành, móc xích, so sánh, nhân quả, v.v..

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)